Năm 2022, hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Theo ông Lê Vĩnh Sơn, Giám đốc Phát triển Sản phẩm Lazada Việt Nam, đích đến của thương mại điện tử là đáp ứng và nâng tầm phong cách sống thông minh của người dân.
Thông tin này được ông Sơn chia sẻ tại sự kiện Tech Sumit 2022, diễn ra hôm 5/1. Trong phần tham luận tại sự kiện với chủ đề "Thương mại điện tử - Nâng tầm phong cách sống thông minh". Là một trong những nền tảng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Lazada nhận định trong tương lai, thương mại điện tử không còn đơn thuần là ứng dụng mua sắm mà còn là điểm đến toàn diện - nơi thấu hiểu người tiêu dùng sâu sắc và cung cấp các trải nghiệm vượt xa mong đợi, thậm chí là phục vụ cho những nhu cầu mà họ chưa cần nói ra.
"Bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là thấu hiểu khách hàng sâu sắc", ông Sơn khẳng định tại sự kiện.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và phân tích các xu hướng tiêu dùng mới nhất trên thị trường, trong nước và quốc tế. Quan trọng hơn, doanh nghiệp phải đi vào bên trong để thu thập, phân tích nguồn dữ liệu lớn về tâm lý hành vi của tệp khách hàng sẵn có của mình, từ đó thiết kế, tinh chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
Để minh họa, ông Sơn đưa ví dụ về tâm lý của nhóm khách hàng nữ thường muốn thử trực tiếp màu son, màu phấn nền tại các cửa hàng trước khi lên đặt hàng và chốt đơn trên các nền tảng TMĐT. Nắm bắt được tâm lý đó, Lazada triển khai ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR vào tính năng "Trải nghiệm Sản phẩm trực tuyến – Virtual Try-On (VTO)" với các thương hiệu lớn như Estee Lauder Companies, L'Oreal, Shu Uemura... Sau thời gian thử nghiệm, tính năng VTO đã chinh phục nhiều đối tác thương hiệu LazMall trong lĩnh vực làm đẹp, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 3,1 lần và giá trị đơn hàng trung bình tăng lên đến 11%.
Bên cạnh AR, nền tảng này cũng đã và đang ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong từng "điểm chạm" với khách hàng trên nền tảng số. Theo ông Sơn, nhờ AI, Lazada có thể cá nhân hóa trải nghiệm của từng người dùng dựa trên thông tin cá nhân hoặc lịch sử mua sắm của họ để đề xuất các sản phẩm phù hợp nhất từ nhiều ngành hàng khác nhau.
"Khi người dùng đã mua sắm thành công thì chức năng theo dõi trạng thái đơn hàng theo thời gian thực trên Lazada sẽ giúp cho mọi người nắm chính xác đơn hàng của mình đang ở đâu, với trạng thái nào để có thể sắp xếp trước thời gian thuận tiện lấy hàng. Đây là một trong những tính năng giúp cải thiện khâu nhận hàng đối với các khách hàng có cuộc sống nhanh và bận rộn", ông Sơn chia sẻ.
Theo đuổi chiến lược phát triển bền vững từ những ngày đầu thành lập, sàn thương mại điện tử này đầu tư xây dựng mạng lưới đối tác thanh toán và logistics toàn diện. Trong đó, hệ thống cơ sở hạ tầng logistics với hàng trăm bưu cục, kho bãi có tổng diện tích 156.000 mét vuông. Sau 10 năm, Lazada đã xây dựng được một hệ thống logistics vững chắc của riêng mình, có khả năng tự vận chuyển hơn 80% lượng đơn hàng của Lazada trên thị trường
"Những giải pháp của Lazada đều nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho người dùng, hướng tới việc đáp ứng lối sống hiện đại, thông minh trong tương lai", đại diện Lazada khẳng định.