Xã hội

Thủ tướng yêu cầu thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 69 ngày 22/5 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ.

Công điện nêu rõ, đến ngày 20/5, các bộ, ngành, địa phương đã tổng hợp, thống kê, công bố tổng số 6.358 thủ tục hành chính (gồm: 5.801 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành; 557 thủ tục hành chính được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của địa phương), có 4.377 thủ tục hành chính (chiếm 68,8%) liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, có 8.977 điều kiện kinh doanh; 3.086 sản phẩm, hàng hoá kiểm tra chuyên ngành; 886 tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính sản xuất, kinh doanh; 640 chế độ báo cáo của doanh nghiệp.

Tổng số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính hằng năm là hơn 120.000 tỷ đồng/năm. Tổng thời gian giải quyết của 4.377 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. (Ảnh minh hoạ: Thời báo Tài chính).

Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung hoàn thành việc cập nhật, công khai kết quả tổng hợp, thống kê thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trước ngày 10/6.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương, khẩn trương tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025 và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.

Các đơn vị phải chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép.

Cùng với đó, cần minh bạch hoá, số hoá, tự động hoá, áp dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính, nhất là thành lập, giải thể doanh nghiệp, đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm,...

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thành việc thực thi phương án về phân cấp thẩm quyền giải quyết của 307 thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại Quyết định số 1015 ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính nội bộ được rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá phù hợp với quy định mới về phân cấp, phân quyền, ủy quyền và việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương phải bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh. Việc này được lãnh đạo Chính phủ yêu cầu hoàn thành trong năm nay.

Thủ tướng giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý.

Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện (trong báo cáo cải cách thủ tục hành chính) trước ngày 25 hằng tháng.


Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào

Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả VietnamBiz. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.

Các tin khác

Vietlott lại tìm ra vé số trúng độc đắc tiền tỷ

Vietlott vừa tìm thấy 1 vé số trúng độc đắc Jackpot 2 gần 3,7 tỷ đồng ở loại hình xổ số Power 6/55 vào tối nay. Hai kỳ quay liền trước của sản phẩm Power 6/55, Vietlott cũng liên tiếp tìm ra vé số trúng Jackpot tiền tỷ.

Giá vàng bật tăng

Sáng nay (24/5), giá vàng đồng loạt tăng. Hiện giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 15 triệu đồng/lượng.

Vân Đồn chuyển mình, sẵn sàng trở thành đặc khu kinh tế phía Bắc

Một vùng đảo từng lặng lẽ bên vịnh Bái Tử Long, nay đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành tâm điểm chiến lược mới của miền Bắc. Vân Đồn – mảnh đất nơi Đông Bắc Tổ quốc, giờ không chỉ được nhắc đến như một điểm đến nghỉ dưỡng, mà đang được định hình trở thành đặc khu kinh tế ven biển của phía Bắc giai đoạn 2025–2030.

Bộ Tài chính có hơn 10.400 người nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Tài chính được bổ sung hơn 11.400 tỷ đồng để thực hiện chế độ chính sách cho hơn 10.400 người nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 và Nghị định số 67. Bộ Tài chính sau hợp nhất đã giảm 3.600 đầu mối cấp phòng, ban. Bộ Tài chính là đơn vị có số lượng người được hỗ trợ nhiều nhất.

Dùng AI truy tìm nguyên nhân động đất kích thích tại Việt Nam

Các nhà khoa học Viện Các Khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cùng các kỹ thuật thống kê hiện đại để phân tích vùng, nguồn phát sinh và quy luật hoạt động của động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Lai Châu, mở ra khả năng ứng dụng AI trong “truy tìm” nguyên nhân gây động đất kích thích.