Công nghệ

Sẽ ra sao nếu tất cả nhân loại cùng sống trong một tòa nhà chọc trời?

Trong một thế giới có hơn 8 tỷ người, không gian sống dường như ngày càng trở nên chật chội hơn. Nhưng hãy thử tưởng tượng: nếu toàn bộ nhân loại cùng sống chung trong một tòa nhà chọc trời khổng lồ thì sao?

Một cấu trúc khổng lồ đến mức không chỉ vượt qua mọi kỷ lục kiến trúc từng được biết đến, mà còn vươn lên tận tầng khí quyển và xa hơn thế nữa. Liệu điều này có khả thi? Và cuộc sống bên trong một “siêu tháp” như vậy sẽ ra sao?

Sẽ ra sao nếu tất cả nhân loại cùng sống trong một tòa nhà chọc trời?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa được thực hiện bởi AI.

Trước tiên, để thu nhỏ vấn đề cho dễ hình dung, chúng ta bắt đầu với các quốc gia có dân số nhỏ rồi dần mở rộng đến toàn cầu. Với giả định rằng mỗi tầng có thể chứa được khoảng 10.000 người, tòa nhà đầu tiên trong danh sách sẽ dành cho... Iceland, quốc gia chỉ có khoảng 340.000 dân.

Tòa nhà này sẽ chỉ cần cao 34 tầng — tương đương một nửa chiều cao của Tháp Eiffel. Mặc dù khá nhỏ bé so với viễn cảnh toàn cầu, đây vẫn là một bước thử nghiệm quan trọng để thiết lập cơ sở hạ tầng hỗ trợ một cộng đồng đông người sống trong không gian dọc.

Sẽ ra sao nếu tất cả nhân loại cùng sống trong một tòa nhà chọc trời?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa được thực hiện bởi AI.

Tiếp theo là Úc, quốc gia với hơn 26 triệu dân. Tòa nhà của Úc sẽ vươn cao tới 10 km — vượt cả đỉnh Everest, với hàng nghìn tầng chọc trời vươn qua các tầng mây. Mỗi chuyến đi từ mặt đất lên đỉnh sẽ tiêu tốn hơn 2 giờ 40 phút.

Tuy nhiên, điều đó vẫn còn nhỏ bé so với tòa nhà của Vương quốc Anh, cao tới 27 km với 6.800 tầng. Sau tầng 4.500, cư dân sẽ chính thức sống giữa mây trời.

Với dân số hơn 113 triệu người, tòa nhà của Philippines sẽ đạt độ cao 40 km với 10.000 tầng — một hành trình mất 11 tiếng để lên đến đỉnh. Mexico với hơn 130 triệu dân sẽ cần một tòa nhà cao đến 52 km, tức gần gấp đôi ngọn núi cao nhất hệ Mặt Trời — Olympus Mons trên sao Hỏa. Sau tầng 13.000, bạn đã bước vào ranh giới của không gian.

Khi đến lượt Hoa Kỳ, với hơn 330 triệu người, câu chuyện bắt đầu vượt khỏi giới hạn khí quyển. Tòa nhà chọc trời của Mỹ sẽ cao 132 km, với 25.000 tầng, và phần đỉnh đã nằm trong tầng nhiệt của khí quyển, nơi nhiệt độ có thể đạt tới 2.500°C.

Tuy nhiên, nghịch lý là bạn vẫn sẽ cảm thấy lạnh do không đủ phân tử khí truyền nhiệt. Tại độ cao này, việc hô hấp bình thường trở nên bất khả thi, và cư dân sẽ buộc phải sống trong môi trường kín với hệ thống oxy, nhiệt độ và áp suất nhân tạo.

Ấn Độ. một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới — sẽ đòi hỏi một tòa nhà cao đến... 552 km, tương đương 138.000 tầng. Để đi từ chân đến đỉnh sẽ mất hơn 6 ngày.

Tòa nhà sẽ cao hơn cả quỹ đạo vệ tinh và Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Việc tiếp tế thực phẩm, nước và nhu yếu phẩm cho cư dân tại các tầng trên là điều gần như không tưởng. Mọi thứ, từ nước đến chất thải, đều cần hệ thống tuần hoàn khép kín như trên tàu vũ trụ.

Sẽ ra sao nếu tất cả nhân loại cùng sống trong một tòa nhà chọc trời?- Ảnh 3.

Ảnh minh họa được thực hiện bởi AI.

Nhưng tất cả những công trình trên vẫn chưa là gì so với siêu cấu trúc cuối cùng: Tháp Trái Đất , nơi dự kiến sẽ chứa được toàn bộ dân số hơn 8 tỷ người của hành tinh.

Tháp này sẽ có chiều cao lên đến 3.200 km, gần bằng đường kính của Mặt Trăng, với 800.000 tầng. Phần lớn của tòa nhà sẽ nằm ngoài bầu khí quyển, chính thức trong không gian vũ trụ. Sống tại các tầng cao nhất sẽ yêu cầu trang bị tương tự phi hành gia, với bộ đồ vũ trụ, oxy và bảo vệ khỏi bức xạ vũ trụ.

Cấu trúc khổng lồ này sẽ nặng đến 356 triệu tấn, gấp khoảng 1.000 lần Tòa nhà Empire State — chưa tính đến nước, thực phẩm, thiết bị và nội thất cho từng tầng. Để cung cấp nước sạch cho toàn bộ cư dân, bạn sẽ cần một lượng tương đương 4,5 triệu hồ bơi Olympic mỗi ngày. Một hệ thống điện khổng lồ, nhà máy tái chế, trung tâm y tế, và hệ thống xử lý chất thải sẽ là yêu cầu bắt buộc.

Sẽ ra sao nếu tất cả nhân loại cùng sống trong một tòa nhà chọc trời?- Ảnh 4.

Tuy nhiên, các vấn đề nan giải không chỉ dừng ở mặt kỹ thuật. Các tầng thấp sẽ bị bao phủ trong bóng tối vĩnh viễn, nơi ánh sáng mặt trời không bao giờ tới. Điều kiện sống khắc nghiệt dễ khiến những nơi này trở thành ổ tội phạm và bất bình đẳng xã hội.

Trong khi đó, các tầng trên cao, nơi giàu có và quyền lực tập trung lại phụ thuộc vào công việc và nguyên liệu từ các tầng thấp hơn. Khoảng cách xã hội không chỉ thể hiện qua thu nhập mà còn rõ ràng bằng... độ cao địa lý.

Hệ thống thang máy siêu tốc cũng không thể giúp mọi việc dễ dàng hơn. Một chuyến đi từ đỉnh xuống tầng trệt có thể kéo dài tới 37 ngày . Trong khi đó, các vấn đề về sức khỏe tâm thần do quá tải dân số, không gian sống hạn chế, và thiếu không gian riêng tư sẽ là mối lo ngại nghiêm trọng.

Các bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát với tốc độ chưa từng thấy, đặc biệt trong môi trường kín và chật chội như vậy.

Sẽ ra sao nếu tất cả nhân loại cùng sống trong một tòa nhà chọc trời?- Ảnh 5.

Ảnh minh họa được thực hiện bởi AI.

Tòa tháp Trái Đất, nếu có thể xây dựng, sẽ là biểu tượng đỉnh cao của kỹ thuật, nhưng đồng thời cũng là lời cảnh báo về mật độ dân số và sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội hiện đại.

Trong khi viễn cảnh này chỉ là giả định mang tính khoa học viễn tưởng, thì nó cũng có thể khiến chúng ta suy ngẫm nghiêm túc về tương lai sống chung trong một hành tinh hữu hạn, nơi mọi quyết định về tài nguyên, không gian và công nghệ đều sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của hàng tỷ con người.

Các tin khác

Rà soát việc lập hóa đơn bán vàng

Chi cục Thuế khu vực I yêu cầu rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng hóa đối với doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, trong đó có ngành vàng, bạc.

Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra hàng loạt voucher, giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ quốc tế khi thanh toán các dịch vụ giao vận, ẩm thực, nghỉ dưỡng, lữ hành...

Giá vàng thế giới tăng vọt, bitcoin chạm mốc cao nhất mọi thời đại

Trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về nợ công và sức khỏe nền kinh tế Mỹ, giá vàng và bitcoin đồng loạt tăng mạnh. Vàng tìm lại vị thế tài sản trú ẩn, trong khi Bitcoin vượt đỉnh lịch sử, phản ánh tâm lý chấp nhận rủi ro đang trở lại với nhà đầu tư.

Tin mới nhất về cháy giàn khoan ở mỏ Sông Đốc

Sự cố xảy ra cháy giàn khoan tại mỏ Sông Đốc, ngoài khơi Tây Nam Việt Nam đã được kiểm soát và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Mỏ Sông Đốc cạn kiệt, dừng khai thác từ đầu năm 2024 và trong quá trình thu dọn mỏ.

Bị xẹp phổi có chữa khỏi không?

Bố tôi vừa nhập viện do ho, khó thở kéo dài, bác sĩ chẩn đoán bị xẹp phổi. Bệnh này có thể hồi phục không và điều trị bằng cách nào? (Trần Hà, Ninh Bình)

Bitcoin vọt lên mức cao nhất mọi thời đại

Bitcoin đã ghi dấu mốc lịch sử khi chạm mức cao nhất từ trước đến nay vào sáng 22/5, vượt đỉnh tháng 1/2025, nhờ tâm lý đầu tư tích cực sau đợt bán tháo do ảnh hưởng thuế quan vào tháng trước.

Có nên sử dụng ốp lưng giá rẻ để bảo vệ smartphone?

Khi mà giá smartphone ngày càng tăng, đặc biệt là các mẫu iPhone và Galaxy cao cấp, việc bảo vệ thiết bị này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, việc sử dụng các ốp lưng là lựa chọn được nhiều người nghĩ đến đầu tiên.