Sức khỏe

Thứ trưởng Bộ Y tế: Luật có đủ, công điện liên tiếp vì sao hàng giả vẫn lộng hành?

Tóm tắt:
  • Thuốc, thực phẩm chức năng và sữa giả vẫn tồn tại dù có đủ luật pháp và quy định quản lý.
  • Bộ Y tế phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng vi phạm chưa được xử lý triệt để.
  • Doanh nghiệp bán lẻ thuốc chưa tuân thủ quy định, người dân mua thuốc theo quảng cáo, qua mạng gây nguy cơ thuốc giả lan rộng.
  • Thực phẩm chức năng, sữa giả sản xuất tinh vi với tem nhãn giả, lợi dụng quản lý lỏng lẻo để tiêu thụ dễ dàng.
  • Cần siết chặt hậu kiểm, xử phạt nghiêm, phối hợp liên ngành và nâng cao ý thức người sản xuất, quản lý, tiêu dùng.

Pháp luật chưa đủ sức răn đe?

TS. Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Quản lí dược (Bộ Y tế) cho biết, thời gian vừa qua, Bộ Y tế phối hợp các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động trong công tác đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng và đã đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc giả vẫn chưa được xử lí triệt để; còn có những vụ việc xảy ra.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 công điện yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan. “Tại sao đã có các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của các bộ, ban ngành… mà tình trạng này vẫn tiếp diễn?”, ông Tuyên đặt câu hỏi.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Luật có đủ, công điện liên tiếp vì sao hàng giả vẫn lộng hành? ảnh 1
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì Hội nghị

Theo Thứ trưởng, hiện nay hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dược và an toàn thực phẩm đã khá đầy đủ: Luật Dược 2006, Luật Dược sửa đổi năm 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), Luật An toàn thực phẩm cùng nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, ông đề nghị cần rà soát lại thể chế, đánh giá xem cần sửa đổi, bổ sung nội dung gì để siết chặt quản lí hiệu quả hơn.

“Trách nhiệm thực hiện thuộc về các địa phương. Vậy các tỉnh đang quản lí nhà nước về thuốc và thực phẩm chức năng như thế nào mà để xảy ra những vụ việc như thời gian qua?” – Thứ trưởng nhấn mạnh. Ông cũng yêu cầu làm rõ vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, phân phối, cơ quan quản lý và lực lượng thanh tra địa phương.

Thuốc giả vẫn len lỏi, chưa xử lí triệt để

Theo báo cáo từ Cục Quản lí Dược (Bộ Y tế), mặc dù tỉ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng có xu hướng giảm, song nhiều vụ việc vẫn bị phát hiện và chưa được xử lí dứt điểm. Gần đây nhất là vụ việc do Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, liên quan đến thuốc giả lưu hành trên thị trường.

Bộ Y tế hiện duy trì kế hoạch kiểm tra định kì và đột xuất hơn 30% cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc. Riêng trong năm 2024, đã có 80 đoàn kiểm tra thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), 90 đoàn kiểm tra thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP). Một cơ sở bị tạm dừng một phần hoạt động. Thanh tra Bộ Y tế đã triển khai 50 đoàn thanh tra, xử phạt 46 vụ vi phạm với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.

Để phối hợp đấu tranh hiệu quả hơn, Bộ Y tế và Bộ Công an đã kí quy chế phối hợp vào tháng 11/2024. Nhiều vụ bắt giữ thuốc giả tại TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa có sự tham gia của cả hai ngành.

Theo các đại biểu dự hội nghị, các doanh nghiệp đặc biệt là các cơ sở bán lẻ thuốc đã chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo quản, mua bán thuốc từ các cơ sở được cấp phép, mua bán thuốc có hóa đơn, chứng từ xác định nguồn gốc, xuất xứ của thuốc dẫn đến tình trạng thuốc bị giảm chất lượng; tạo điều kiện cho việc thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc giả thâm nhập vào hệ thống kinh doanh thuốc hợp pháp.

Một bộ phận người dân có thói quen mua thuốc, tự sử dụng thuốc để chữa bệnh theo lời khuyên của người quen, hoặc qua quảng cáo mà không đến khám bệnh tại cơ sở y tế hoặc mua thuốc tại cơ sở cung ứng thuốc hợp pháp. Đặc biệt là tình trạng mua thuốc trên mạng xã hội để tự điều trị, có nguy cơ rất lớn mua phải thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Thực phẩm chức năng, sữa giả: sản xuất tinh vi, tiêu thụ dễ dàng

PGS. TS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, tình trạng thực phẩm giả đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Chỉ trong hơn bốn tháng đầu năm 2025, các cơ quan chức năng đã có liên tiếp phát hiện các vụ việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả với quy mô lớn, mức độ nghiêm trọng. Trong đó cơ quan công an khởi tố các vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Nguyên nhân chính của việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả là do lợi nhuận cao, trong khi chi phí đầu tư thấp, khiến nhiều đối tượng bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi này.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Luật có đủ, công điện liên tiếp vì sao hàng giả vẫn lộng hành? ảnh 2

Các đối tượng lợi dụng cơ chế quản lí thông thoáng hiện nay để sản xuất thực phẩm giả trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Trong khi đó, mức độ vi phạm ngành càng tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng và lừa người tiêu dùng: gắn mác sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu nhưng thực chất từ một nước khác hoặc sản xuất trong nước với chất lượng thấp; dùng tem nhãn, bao bì giả giống thương hiệu nổi tiếng…

Siết chặt hậu kiểm, xử lý quảng cáo gian dối

Lãnh đạo Cục Quản lí dược đề xuất các bộ, ngành, địa phương rà soát các quy định của pháp luật về xử lí, xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ (trường hợp chưa phải xử lí hình sự); áp dụng các hình phạt bổ sung đối với các tổ chức, cá nhân mua bán thuốc mà không hóa đơn chứng từ, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Rà soát các quy định về chức năng, trách nhiệm của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, ủy ban nhân dân xã, phường nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lí của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lí, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc, phòng chống sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không đạt chất lượng…

Để tăng cường công tác quản lí, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Y tế địa phương xây dựng kế hoạch hậu kiểm, thanh tra thường xuyên các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cùng với đó, Bộ cũng phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xử lí vi phạm trong quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo sai sự thật trên internet.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Y tế, ngoài pháp luật và chế tài, cần đặc biệt chú trọng nâng cao ý thức của người sản xuất, người quản lí và người tiêu dùng. “Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân yên tâm sử dụng thuốc và thực phẩm, giá cả hợp lí và quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến sức khỏe”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

‘Đại gia’ bảo hiểm PJICO nợ như chúa chổm

Quý I năm nay, PJICO có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 890 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả tới hơn 6.620 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với vốn chủ sở hữu.

Có thể thủng dạ dày, tử vong vì khối bã thức ăn không tiêu

Một khối bã thức ăn lớn nằm trong dạ dày, nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời, có thể gây tắc ruột, loét hoặc thậm chí thủng dạ dày - biến chứng đe dọa tính mạng. Trường hợp một bệnh nhân 65 tuổi tại Hà Nội vừa được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị thành công là lời cảnh báo rõ ràng về nguy cơ này.

Đi khắp các chợ Hà Nội tìm mua lòng se điếu đều chỉ nhận về cái "lắc đầu", nhiều tiểu thương khẳng định 1 điều

Nhiều tiểu thương cho biết, lòng se điếu – loại lòng lợn được coi là "mỹ vị hiếm có", hiện được rao bán với giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng mỗi kg. Tuy nhiên, do cực kỳ khan hiếm, muốn mua được loại lòng này khách hàng buộc phải đặt trước từ vài tuần đến vài tháng.