Mỗi người có một phong cách tối giản khác nhau. Đối với tôi, nó đã giúp tôi trả được khoản vay sinh viên 42.000 Đô chỉ trong vòng 2 năm, dành được nhiều sự quan tâm cho những người thân yêu hơn, và định hướng cho tôi một lối sống có chủ đích. Trong vòng 6 tháng qua, tôi đã thấy vui vẻ, khỏe mạnh và tĩnh tâm hơn.
Mặc dù tôi không thể chắc rằng với phong cách này có thể giúp bạn như nó đã giúp tôi, nhưng suy nghĩ về điều này có thể cho bạn cái nhìn rõ hơn về cuộc đời bạn.
Giảm số lượng đồ đạc
Riêng tôi sẽ quyên góp khoảng 70% lượng quần áo của mình cho các tổ chức phi lợi nhuận. Tôi nhận ra rằng trong mấy tháng mình đã sở hữu rất nhiều loại quần áo khác nhau mà chẳng hề mặc đến. Nếu tôi không thích, tôi sẽ không giữ lại. Vì không muốn trở thành một kẻ cuồng tích lũy đồ đạc, tôi đã phải kiểm lại tủ quần áo mỗi tháng một lần để xem có thể bỏ được thứ gì không.
Tôi cũng dần dần quyên góp giày dép, quần áo, túi tắm, sách vở, cốc chén rồi đủ thứ đồ điện tử lẫn mấy tác phẩm nghệ thuật của mình. Tôi nghĩ mình sẽ tiếc ngắc vì bỏ đống đồ đi cho xem nhưng thành thật tôi thậm chí còn chả nhớ gì về chúng sau khi bỏ đi cơ. Chứng tỏ rằng những thứ mà chúng ta nghĩ rằng đã gắn bó với chúng ta thực ra không có nhiều ý nghĩa đến vậy. Tất nhiên tôi vẫn có một vài thứ rất gắn bó và không để chúng chiếm quá nhiều không gian.
Nếu bạn giống tôi, sống trong một căn nhà nhỏ (cụ thể là một căn chỉ có phòng ngủ, sống cùng nửa kia, với một chú chó và một chú thỏ), hãy học cách chống lại sự thôi thúc nâng cấp không gian xung quanh và loại bỏ những thứ bạn thực sự không dùng hoặc không cần đến.
Hãy tắt tất cả thông báo trên điện thoại
Thông báo duy nhất mà tôi nhận đó là thông báo tin nhắn. Người nhắn cho tôi nhiều nhất là bạn gái tôi, vì thế tôi muốn chắc rằng tôi luôn trả lời tin nhắn của cô ấy. Còn với email, tin tức, mạng xã hội và các ứng dụng phụ trợ khác, tôi đã tắt thông báo và chức năng làm mới nền (background refresh).
Thẳng tay xóa hết ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại của bạn
Vài tuần trước, tôi đã xóa Twitter, Medium và Quora. Cuối cùng tôi cũng phải công nhận rằng mình đã bị nghiện điện thoại một cách vô thức – bạn biết đấy – cái kiểu mà lúc nào cũng lôi điện thoại ra, trên sân ga tàu điện, trong thang máy, hay cả lúc đang đi bộ để tránh không bị nhàm chám nhất thời. Tôi muốn thoát khỏi điều đó. Tuyệt vời là tôi đã làm được.
Tôi vẫn giữ lại Instagram, bởi vì chủ yếu là tôi không đăng được ảnh nếu sử dụng Instagram trên web. Ngoài ra thì không còn một ứng dụng nào khác trên điện thoại. Chỉ còn ứng dụng Tin nhắn, Podcasts và Notes. Chỉ có thế. Và tôi bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn, cởi mở hơn với thế giới xung quanh. Và hơn nhất, khi tôi đăng nhập vào mạng xã hội trên nền tảng web từ laptop, tôi nhận thấy thực tâm mình chẳng bỏ lỡ điều gì cả.
Lựa chọn những bữa ăn "go-to" (go-to meals)
"Go-to" để ám chỉ những thứ bạn chọn thường xuyên sử dụng khi mà bạn không có đủ thời gian để đưa ra lựa chọn khác.
Hàng ngày, go-to meals của tôi sẽ gồm: 3 quả trứng, rau chân vịt ốp lết cho bữa sáng, một món chay xào cho bữa trưa, và thường là salad cho bữa tối. Trông có vẻ không thú vị lắm, nhưng bữa ăn của tôi tựu chung là đơn giản, đủ chất và ấm bụng. Khi nghĩ đến việc ăn khoa học, triết lý chung của tôi là duy trì việc ăn có lợi cho sức khỏe rồi sau đó tự thưởng một chút snacks không-mấy-bổ-dưỡng. Nhờ vậy, tôi có thể đi mua đồ nhanh hơn, dành ít thời gian chuẩn bị bữa ăn hơn và giảm được chi phí thức ăn hằng tháng.
Nên mua sách trên Kindle, trừ khi bạn thực sự thích sách giấy
Nên mua sách trên Kindle, trừ khi bạn thực sự thích sách giấyLà một tác giả đầy tham vọng, tôi cho rằng việc đọc là nghĩa vụ. Ngoài đọc những bài báo trực tuyến dài ngoằng ngoẵng, tôi đọc trung bình 6 cuốn sách mỗi tháng. Tuy nhiên, để giảm sự lộn xộn trong căn hộ, tôi hoặc mượn sách từ thư viện, hoặc mua luôn trên Kindle. Với chiếc Ipad vứt trong túi, tôi sẽ lôi ra đọc lúc đi tàu.
Đơn giản hóa chi tiêu
Một trong những tác động lớn nhất của chủ nghĩa tối giản đối với cuộc sống của tôi là tránh xa tiêu dùng quá mức (hyper-consumption). Tôi đã từng là người mua mọi thứ với thẻ tín dụng. Tôi sẽ ước tính mỗi tháng mình cần chi bao nhiêu và chỉ trả nợ với lượng tiền tối thiểu.
Giờ đây, tôi đã tạo lập một hệ thống quản lý chi tiêu đơn giản cho phép tôi trả được 80% nợ chỉ trong vòng 2 năm. Bao gồm cả việc tạo dựng ngân sách, làm quỹ dự phòng, và đầu tư một khoản nhỏ vào chỉ số chứng khoán. Tôi cũng từ bỏ việc chi trả chi phí hàng ngày đặc biệt là bằng tiền mặt và thẻ ghi nợ.
Tôi không chỉ học cách chi tiêu có chủ đích, mà còn loại bỏ được những nỗi lo tài chính khiến bản thân khổ sở. Việc đưa ra quyết định sáng suốt để không mua đồ linh tinh và đầu tư vào công việc cũng như bản thân (như đọc sách) đã giúp tôi nhận ra thế là đủ.
Áp dụng lối sống tối giản là một hành trình vô cùng trong chính cá nhân bạn.
Mặc dù với những cách tôi đã đề cập để có thể giảm thiểu sự lộn xộn trong nhà mình, chủ nghĩa tối giản không chỉ là về những thứ mà bạn sở hữu. Đó là việc giảm bớt được những thứ không đem lại giá trị cho bạn và dành không gian cho những thứ thực sự quan trọng. Giống như là loại bỏ bớt để tổng hòa mọi thứ tốt hơn vậy.
Các nhà phê bình nhìn chủ nghĩa tối giản như gì đó lớn lao. Cho rằng nó là tinh hoa nhất. Nó không phải thứ mà những người nghèo hoặc thu nhập thấp có thể áp dụng. Cũng chẳng là gì với những ai không có đồ để vứt đi. Tôi thừa biết và nghe rất nhiều về điều đó. Nhưng định nghĩa về chủ nghĩa tối giản của tôi không phải như thế. Không phải là những bức tường trắng tinh, tủ quần áo đắt tiền, kết hợp với mấy thứ đồ trang trí cao cấp. Không phải gì đó quá mỹ miều để đăng lên Instagram.
Đối với tôi, chủ nghĩa tối giản phải luôn luôn là một sự thay đổi về tư duy. Bỏ mặc thế giới ồn ào ngoài kia. Làm dịu đi hàng triệu suy nghĩ thoáng qua nơi tâm trí bồn chồn. Sống chậm lại và hít một hơi thật sâu.
Với cuộc sống và công việc ngày càng bộn bề, tôi nghĩ cách duy nhất để tôi có thể tồn tại đó là làm cho cuộc sống càng đơn giản càng tốt.
Đưa ra ít quyết định hơn, không tiêu xài thay cho niềm hạnh phúc, hệ thống hóa bản thân để quản lý tốt chi tiêu và ăn uống, tôi có thể tập trung hơn và những thứ thực sự quan trọng: sức khỏe, công việc và những người thân thương. Từ khi thay đổi, tôi thấy hạnh phúc hơn, trấn tĩnh hơn và tự do hơn.
Như Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus đã nói:"Cho dù mỗi người định nghĩa chủ nghĩa tối giản khác nhau, thì tựu chung đều mang một tôn chỉ: một cuộc sống nhiều nhiều thời gian hơn, nhiều tiền hơn, và tự do hơn để sống một cuộc đời ý nghĩa hơn."
Nếu chủ nghĩa tối giản không dành cho bạn thì tôi hiểu điều đó. Chẳng một phong cách sống nào, triết lý nào, học thuyết nào là dành cho tất cả mọi người cả. Nhưng đó là khái niệm chung mà ta có thể điều chỉnh sao cho phù hợp. Tôi nhận thấy rằng chấp nhận sự đơn giản không có nghĩa là không ý thức được những đặc quyền của bản thân. Tôi tin rằng sự đơn giản giải phóng những lợi ích tư hữu trong chính bạn để ưu tiên cho lợi ích cao hơn đó là lợi ích xã hội. Nếu tôi vẫn còn đắm mình trong guồng quay của chủ nghĩa tiêu thụ thì chắc giờ tôi vẫn nai lưng trả nợ và chẳng thể kiếm được công việc trợ giúp pháp lý như bây giờ.
Đối với tôi, sống đơn giản thực sự phát huy hiệu quả. Nó giúp tôi tĩnh tâm trong guồng quay xã hội, giữ tôi tỉnh táo trong môi trường làm việc áp lực và quan trọng nhất, giúp tôi hình dung được toàn cảnh những vấn đề thường ngày.
Dù cho áp dụng phong cách sống tối giản không giúp tôi trả lời mọi vấn đề, nhưng tôi có thể tự tin khẳng định nó tạo nên cuộc sống của mình, cả về mức độ cá nhân và công việc – một cuộc sống bền vững.