Điều khiến các bậc cha mẹ luôn phải đau đầu là:
Làm thế nào để trẻ ngừng tập trung sự chú ý vào việc mà chúng đang làm để làm một việc khác, ví dụ khi yêu cầu chúng ngừng việc chơi đồ chơi, xem tivi để đi làm bài tập hoặc đi ngủ, lúc nào trẻ cũng bỏ ngoài tai điều mà chúng ta nói, bắt ta phải nhắc lại rất nhiều lần, quát nạt hay thậm chí là đe dọa.
Đối với trường hợp này cha mẹ nên xử lý như thế nào?
Chúng tôi đưa ra cho các phụ huynh một giải pháp: "Đừng bao giờ nhắc lại lần thứ 2", vừa để bảo đảm sự thân mật, tôn trọng và bình đẳng giữa cha mẹ với bé, cũng là để cho trẻ thoải mái chuyển từ việc này sang việc khác, từ đó hình thành những thói quen tốt.
Trước khi thực hiện phương pháp này cha mẹ cần hiểu được những vấn đề sau:
1. Tại sao không nên nhắc đi nhắc lại như một mệnh lệnh?
Khi trẻ không có động thái gì với lời nói của mình, cha mẹ rất dễ to tiếng với trẻ, và không ngại ngần nhắc lại như một mệnh lệnh. Những lời nhắc nhở và việc lặp lại sẽ khiến cho trẻ hiểu rằng: Chúng không cần thiết phải làm việc mà bạn nói ngay từ lần đầu tiên nghe thấy.
Vì chúng biết rằng bạn sẽ luôn luôn nhắc lại rất nhiều lần, thậm chí bạn có nói đến lần thứ 4 trẻ vẫn chưa muốn làm, chỉ khi chúng nghe thấy sự kích động hay bực mình trong giọng nói của cha mẹ, trẻ mới bắt đầu có một chút quan tâm.
2. Khi nào không nên sử dụng phương pháp này?
Nếu trẻ đang ngồi trước các thiết bị điện tử như TV. Ipad,... với trường hợp này, đầu tiên bạn cần tìm cách tắt các thiết bị đó trước.
Khi thời gian quá gấp gáp và bạn cần phải ra ngoài gấp, nhưng vẫn cần sử dụng phương pháp này, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian để thực hiện 6 bước (chúng tôi sẽ đề cập ở bên dưới)
3. Phương pháp này có thể sử dụng với lứa tuổi nào?
Từ khi trẻ 3 tuổi là cha mẹ đã có thể sử dụng phương pháp này, vì ở độ tuổi này trẻ đã có thể hình thành các thói quen, có thể hiểu được các yêu cầu của bạn, và cũng có sự tập trung đủ lâu để làm theo các hướng dẫn của bạn.
4. 6 bước giúp bạn không bao giờ phải nói đến lần thứ 2
6 bước này, mới đầu nhìn thấy có thể cha mẹ sẽ thấy hơi phiền phức, nhưng nếu đã thực hiện lâu dài, các bước có thể sẽ được rút ngắn lại, vì trẻ sẽ hợp tác với chúng ta càng ngày càng nhanh. Thông thường, chỉ cần dùng 3 bước đầu tiên trẻ đã tự động hợp tác với chúng ta rồi.
Bước 1:
Dừng việc mà bạn đang làm, đi đến chỗ của trẻ, đứng và nhìn chúng.
Có phải là bạn từng đứng trong nhà bếp, nói vọng ra cửa sổ nhắc nhở trẻ ăn ăn tối hoặc làm bài tập? Hay là đứng từ phòng này hướng sang phòng khác để hỏi chuyện với bé?
Nếu như trẻ không nhìn thấy bạn, thì có thể sẽ không chú ý đến. Nếu chúng ta không dừng công việc đang làm và đến chỗ của trẻ, chúng cũng sẽ chẳng coi lời nói của ta là điều gì to tát lắm.
Đứng cạnh trẻ và nhìn chúng, trẻ sẽ thấy được sự nghiêm túc và kiên định trong lời nói, thể hiện rằng " điều này rất quan trọng"
Bước 2:
Chờ đợi, phải luôn chờ đến khi trẻ dừng lại công việc trong tay đề nhìn bạn.
Bước này để khiến cho trẻ tập trung nghe bạn nói.
Tình huống thường gặp là: trẻ đang vẽ tranh, đang viết thiệp, chúng ta nói vào lúc này, thường là trẻ không nghe thấy, hoặc là quên mất mẹ đã nói điều gì.
Nếu bạn chịu khó đứng lại, chờ trẻ ngẩng đầu và nhìn vào bạn, bạn sẽ thấy sự thay đổi rất lớn trong thái độ của trẻ.
Khi bạn chờ đợi trẻ dừng công việc đang làm lại, có thể dùng những biểu hiện thân mật khơi gợi cảm hứng từ trẻ, khiến trẻ có thể dễ dàng trao đổi qua ánh mắt với bạn.
Khi trẻ có những biểu hiện chú ý tích cực, chúng sẽ tự nguyện làm theo yêu cầu của bạn, vui vẻ nghe lời và hợp tác. Ví dụ:
"Trò ghép hình này có nhiều mảnh quá, con không định nghỉ ngơi một chút à?"
"Con xếp hình rất cẩn thận và đẹp mắt nữa" hay " Mới đó mà con đã đọc hết nửa quyển sách rồi cơ à?"
Không cần thiết phải gọi thẳng tên để trẻ chú ý đến bạn, thường khi người lớn muốn hoặc không cho trẻ làm gì, ta thường gọi tên, điều này khiến trẻ bỏ ngoài tai lời nói của bạn, không thể khiến chúng lập tức chú ý.
Bước 3
Nói ra yêu cầu của bạn, dùng từ ngữ đơn giản rõ ràng, và chỉ nói 1 lần.
Cần đưa ra yêu cầu một cách ngắn ngọn và dễ hiểu (đừng yêu cầu quá dài, sẽ khiến trẻ bị rối)
Khi trẻ quá tập trung vào công việc đang làm, đặc biệt là chuyển sự chú ý từ việc mà mình có hứng thú đến những công việc không thú vị chút nào, lúc này cần phải sử dụng phương pháp đếm ngược, điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn hạn chế những rắc rối và lo lắng.
Đối với những trẻ tính cách thiếu kiên nhẫn và bướng bỉnh, đầu tiên hãy cho bé 3 phút đếm ngước, sau đó là 2 phút và 1 phút.
Mỗi lần như vậy, trẻ sẽ biết rằng bước tiếp theo bạn sẽ làm gì, não của trẻ sẽ kích thích cho chúng gấp rút hơn khi nghe thấy yêu cầu của mẹ. Thậm chí là khi chúng còn chưa nhận ra được, thì não đã quen với phản xạ để thực hiện yêu cầu rồi.
Khi bạn nói "thời gian đã hết", hoặc khi bạn đếm ngược, đứa trẻ chắc chắn sẽ phải làm theo yêu cầu của bạn, không cần biết bạn đưa ra yêu cầu gì.
Thông qua ba bước này, đại đa số trẻ sẽ hợp tác, nếu như chúng vẫn không nghe lời, ba bước tiếp theo đây sẽ giúp bạn khắc chế được những phản kháng đó của trẻ.
Bước 4
Để trẻ tự nhắc lại yêu cầu mà bạn vừa nói một cách hoàn chỉnh bằng chính lời lẽ của chúng.
Khi trẻ nói ra chúng cần phải làm gì, não của chúng sẽ tự động vẽ ra bức tranh sinh động và rõ ràng về những việc đó, và chúng sẽ tự động thực hiện theo.
Khi bộ não thúc giục trẻ cần phải làm theo yêu cầu ngay, chúng sẽ có những phản xạ trong ý thức. Và khi bạn đưa ra yêu cầu, chúng sẽ hình thành phản xạ, cần phải làm theo những điều bạn nói.
Đừng để cho trẻ nhắc lại như một con vẹt, bởi vì chúng không biết rằng mình sẽ phải làm gì ngoại trừ việc nhắc lại.
Trẻ em phải dùng chính ngôn ngữ của mình thuật lại yêu cầu của cha mẹ, làm những gì, làm thế nào, điều này không những khiến chúng nhớ rõ mà còn hiểu rõ yêu cầu của bạn. Điều này hạn chế những mượn cớ hay bao biện của trẻ.
Thỉnh thoảng trong một vài trường hợp, trẻ vẫn cố ý không nghe lời, thì người lớn lại tiếp tục dùng bước thứ năm.
Bước 5
Đứng, chờ đợi. Nếu như đến bước thứ tư mà trẻ vẫn không chịu bắt đầu làm theo yêu cầu của bạn, hãy vui vẻ đứng chờ đợi chúng.
Chờ đợi luôn là phương pháp rất có hiệu lực; cho trẻ thấy sự nghiêm túc của bạn.
Hãy cho rằng việc bạn đứng chờ đợi chúng là một sự đầu tư, sự đầu tư cho một cuộc sống gia đình "hòa bình hơn, thoải mái hơn, vui vẻ hơn"
Để làm giảm áp lực của sự chờ đợi này, hãy chắc chắn rằng bạn đã làm xong hết các công việc nhà, điều này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để làm hết 6 bước mà không bị vội vàng bởi những việc khác.
Một số lượng rất nhỏ trẻ vẫn không hợp tác sau bước thứ năm, vậy thì chúng ta cần đến bước... chốt hạ.
Bước 6:
Khi bạn đứng chờ đợi trẻ, hãy tiến từng bước một về phía chúng, cho dù những bước nhỏ này không đáng kể, nhưng nó sẽ miêu tả một sự thúc giục với trẻ, và khiến cho chúng có cảm giác cần phải lắng nghe bạn.
Mỗi ngày hãy dành cho trẻ một chút khen ngợi, trẻ sẽ tích cực hợp tác với bạn với sự hứng thú, có thể dùng những câu như thế này:
"Con không to tiếng nữa rồi"
"Con không bỏ đi, vậy là rất tôn trọng người khác."
"Mẹ thấy con đã tìm được giày rồi"
Bạn thậm chí còn có thể khen ngợi chúng bằng cả những việc trước đó:
"Lúc mẹ gọi con, động tác của con đã nhanh hơn trước"
"Hôm nay khi mẹ gọi con không hề tỏ ra cáu giận"
Cũng có thể bạn nói những lời thật lòng hơn:
"Chắc chắn con rất muốn mẹ để cho con một mình, nhưng con đã không hét lên, và cũng không yêu cầu mẹ đi ra ngoài".
"Mẹ có thể nhìn thấy con rất khó chịu, vì đã đến giờ làm bài tập; nhưng con cũng không nói to, cũng không nói những lời vô lễ".
"Việc con ném đồ chơi vào giỏ cho thấy con rất tức giận, và con ném không đúng chỗ, mẹ biết con dùng cách này để cho thấy con đang bực mình, thật tốt khi con vẫn biết rằng mình cần phải nhặt lại đồ chơi vào chỗ cũ"
Kiên trì làm theo 6 bước này, cho đến khi trẻ chịu hợp tác với bạn. Chúng chắc chắn sẽ nghe theo, và dần dần sẽ thực hiện nhanh hơn.
Hãy chắc chắn với tôi rằng bạn đã nắm được 6 bước này?