Tài chính

Thống đốc NHNN: Các giải pháp điều tiết tiền tệ đã giúp hạ nhiệt tỷ giá, còn tăng 3% so với đầu năm

 Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: VGP).

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nhận định duy trì đàtăng trưởng kinh tế cao dần qua các quý trong bối cảnh hết sức khó khăn (lạm phát bình quân ở mức 3,16%)là kết quả đáng ghi nhận của Việt Nam khi so sánh với các nền kinh tế trên thế giới.

Theo Thống đốc, việc điều hành chính sách tiền tệ cũng hết sức khó khăn trong khi thách thức do kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, duy trì lãi suất cao.

Chỉ số USD tăng cao trở lại 106, mức cao nhất từ đầu năm tới nay, tỷ giá cóhời điểm tỷ giá đã tăng 3,7% so với đầu năm.Tuy nhiên, với việc điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ, giải pháp thị trường tiền tệ, tỷ giá hiện nay còn tăng 3% so với đầu năm, bà Hồng cho hay.

 Nguồn: Bloomberg, SSI tổng hợp

Trong điều hành kinh tế vĩ mô, theo Thống đốc cần có cái nhìn xuyên suốt, không chỉ nhìn vào mục tiêu một năm, mà cần nhìn vào xu hướng, những rủi ro trong thời gian tới để chủ động điều hành, tránh để lạm phát bùng lên, mất thời gian dài để đưa lạm phát giảm trở lại, gây hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế.

Trong nước, dù lạm phát bình quân 9 tháng ở mức 3,16% nhưng đang tăng lên qua các tháng (tháng 7 tăng 0,45%; tháng 8 tăng 0,88%; tháng 9 tăng 1,08%), lạm phát cơ bản giảm chậm, bình quân 9 tháng đầu năm tăng 4,49%.

Thống đốc cho rằng, lạm phát có xu hướng tăng liên tục trong 3 tháng qua, cùng với rủi ro về giá dầu, giá lương thực, tăng lương trong năm 2024 là những yếu tố cần được theo dõi sát, đánh giá kỹ lưỡng, đặc biệt là chính sách quản lý giá (tính toán mức độ, thời điểm phù hợp, lưu ý tác động vòng 2). Do vậy, cần có các giải pháp chính sách tổng thể, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô một cách bền vững, xuyên suốt.

Tín hiệu tích cực về tăng trưởng tín dụng cuối năm

Thống đốc NHNN cho biết mặc dù đến ngày 21/9 tín dụng mới tăng 5,91% nhưng với tín hiệu phục hồi của sản xuất, kinh doanh và thường những tháng cuối năm tín dụng tăng cao, tín dụng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Cùng với đó, một số gói tín dụng ưu đãi đang được triển khai tích cực.Gói tín dụng thủy sản 15.000 tỷ đồng, triển khai từ giữa tháng 7 đến nay đã đạt khoảng 5.500 tỷ đồng, chiếm 1/3 giá trị gói tín dụng. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồngđã có 40 dự án được công bố, tổng nhu cầu vay khoảng 16.000 tỷ đồng và các ngân hàng đã giải ngân khoảng gần 90 tỷ đồng.

"Nếu kỳ tháng 10 này, Quốc hội phê chuẩn Luật kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, theo đó cho phép doanh nghiệp được mua nhà ở cho công nhân thì khả năng nhu cầu vay vốn từ gói này sẽ tăng lên", Thống đốc bày tỏ kỳ vọng và cho biết thêm.

Thống đốc chia sẻ hiện nay tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế vẫn còn thấp, có nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như đơn hàng giảm, doanh nghiệp không có đầu ra, vướng mắc thủ tục pháp lý về đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện chiếm tới khoảng 95% tổng số doanh nghiệp của cả nước, trong điều kiện bình thường cũng khó khăn về năng lực tài chính, nay chịu tác động của dịch COVID-19 lại càng khó khăn hơn.

"Các ngân hàng dù rất tạo điều kiện nhưng tiền cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) là tiền gửi của người dân, nên đòi hỏi đảm bảo cho vay có khả năng thu hồi nợ theo quy định của Luật TCTD", Thống đốc nói.

Tại Hội nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nêu một số kiến nghị để tăng khả năng hấp thụ vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm