Trả lời:
Không có bằng chứng khoa học nào về việc ăn thịt gà hâm lại gây ung thư. Về nguyên lý, nitrit (là hợp chất của nito được hình thành trong quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ) sau khi vào dạ dày có thể phản ứng (dưới tác dụng của axit dạ dày) để tạo thành chất nitrosamine gây ung thư. Nhưng phản ứng này cần có thêm điều kiện nhất định mới xảy ra, bởi không phải thực phẩm nào cũng chưa nitrit.
Hơn thế, ung thư do rất nhiều yếu tố tác động, không phải tiêu thụ đồ thừa để qua đêm hay hâm lại thực phẩm là mắc bệnh.
Thực tế, thức ăn thừa nói chung và thịt gà nói riêng nếu bảo quản không tốt, khi để qua đêm sẽ bị vi sinh vật, nấm mốc, ăn vào dễ ngộ độc với dấu hiệu là đau bụng, nôn, đi ngoài, khó tiêu. Vi sinh vật không gây ung thư nhưng có thể gây ra độc tố, dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa.
Không chỉ thịt gà mà bất kể thực phẩm nào cũng không nên tích trữ lâu trong tủ lạnh. Thức ăn đã nấu chín chỉ nên để trong tủ lạnh 1-2 ngày, cho vào túi nilon, hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh, đậy nắp kín, trữ ở ngăn đông hoặc ngăn mát. Các loại rau củ nên dùng khi còn tươi.
Tốt nhất, bạn nên nấu lượng vừa đủ bữa ăn, tránh để thức ăn thừa quá nhiều. Trường hợp bắt buộc phải bảo quản thịt gà đã chế biến, bạn nên đem đun lại sau ăn, để nguội rồi bảo quản tủ lạnh.
Thịt gà là thực phẩm tốt sức khỏe. Lượng protein giúp tăng trưởng và phát triển cơ bắp, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ giảm cân. Trong thịt gà cũng chứa lượng lớn axit amin được gọi là tryptophan có tác dụng làm dịu thần kinh, kích thích giấc ngủ.
PGS.TS
Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội