Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 19/5: VN-Index phục hồi bất chấp lực bán ròng từ khối ngoại, lình xình quanh 1.240 điểm

 Diễn biến các chỉ số thị trường trong phiên giao dịch 19/5. Nguồn: VNDirect.

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,08 điểm (0,07%) lên 1.241,64 điểm, HNX-Index giảm 0,72 điểm (0,23%) xuống 309,12 điểm, UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (0,16%) còn 94,58 điểm.

Giữa phiên chiều, VN-Index phục hồi tiến lên ngưỡng 1.240 điểm, với sự hỗ trợ của các mã bluechip như: MSN, VCB, DGC, OCB, GAS, SHB, VGC, REE, SAB hay DCM, PVD,.... Rổ VN30 ghi nhận 18 mã giảm, 8 mã tăng và 4 mã đứng giá. Đáng chú ý, MSN có mức tăng kịch trần với 6,98%, đóng góp lớn vào sự hồi phục của chỉ số. Ngược lại, VNM, TPB và PDR mất hơn 1%.

Nhóm cổ phiếu hàng hóa cũng có tác động rất tích cực. Cổ phiếu phân bón như DCM tăng gần hết biên độ, DPM tăng hơn 2%. Cổ phiếu nhóm dầu khí với PVD chạm trần 6,9%, PVS và BSR tăng trên 5%. Nhóm ngân hàng có 6/10 mã thuộc Top10 cổ phiếu gây áp lực lên chỉ số, trong đó có CTG, VPB, TPB, EIB, BID, VIB.

Chốt phiên ngày 19/5, VN-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 496,732 triệu đơn vị, tương ứng hơn 12.795 tỷ đồng. Toàn sàn có 151 mã tăng giá, 292 mã giảm giá và 60 mã tham chiếu. Sàn HNX khối lượng giao dịch đạt 74,511 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.626 tỷ đồng. Toàn sàn có 65 mã tăng giá, 124 mã giảm giá, 52 mã tham chiếu.

Thị trường UPCOM ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 34,629 triệu đơn vị, tương ứng hơn 653 tỷ đồng. Toàn thị trường có 106 mã tăng giá, 173 mã giảm giá và 62 mã tham chiếu. 

Tính đến 13h50, VN-Index giảm 3,71 điểm (0,3%) xuống 1.237,05 điểm, VN30-Index giảm 3,83 điểm (0,3%) xuống 1.282,58 điểm.

Áp lực tâm lý giữa hai bên cung và cầu khiến chỉ số VN-Index giao động quanh mốc 1.230 điểm. Dòng tiền ảm đạm với thanh khoản thấp, sàn HOSE đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng thấp hơn so với cùng thời điểm phiên trước với hơn 10 nghìn tỷ đồng. 

Tạm kết phiên sáng, VN-Index giảm 3,16 điểm (0,25%) xuống 1.237,6 điểm, HNX-Index giảm 2,97 điểm (0,96%) xuống 306,87 điểm, UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (0,33%) xuống 94,42 điểm.

Sau một chút chạm nhẹ sắc xanh tầm sau 11h, VN-Index quay lại đà giảm nhẹ và tiếp tục duy trì diễn biến quanh ngưỡng 1.230 điểm về cuối phiên. Thanh khoản ở mức thấp so phiên hôm trước. Nhóm bluechip đồng loạt giảm điểm, với rổ VN30 có tới 22/30 mã giao dịch giảm điểm.

Top 5 cổ phiếu tiếp sức cho chỉ số là MSN, VCB, BCM, DGC, SHB. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu VIC, NVL, HPG, CTG, BID lại tạo lực cản.

Khối ngoại có lực bán ròng sáng nay mạnh rơi vào các mã như SSI, HPG, CTG, SHB, NKG. Ngược lại, mua tích cực tại các cổ phiếu BSR, VND, GEX, VNM, KBC. 

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 16,92 điểm (1,36%) xuống 1.223,84 điểm, VN30-Index giảm 17,49 điểm (1,36%) xuống 1.268,31 điểm.

Sau nhịp nhúng sâu phiên ATO, các chỉ số chính xuất hiện sự phục hồi trở lại, VN-Index đã có thời điểm chạm ngưỡng 1.230 điểm.Thanh khoản thị trường giảm có phần nhẹ so với phiên trước. Đi kèm đó là độ rộng nghiêng về bên bán, rổ VN30 ghi nhận 26/30 mã giảm giá. Khối ngoại bán ròng phiên sáng, tập trung ở nhóm sản xuất và bán buôn. 

Tính đến 9h30, VN-Index giảm 21,55 điểm (1,74%) xuống 1.219,21 điểm, HNX-Index giảm 6,21 điểm (2%) xuống 303,63 điểm, UPCoM-Index giảm 0,9 điểm (0,95%) còn 93,83 điểm.

Hôm qua, thị trường duy trì nhịp tăng hơn 12 điểm và đóng cửa quanh mốc 1.240 điểm, tính hiệu tích cực xuyên suốt cả phiên với độ rộng thị trường được duy trì khi sàn HOSE nghiêng về sắc xanh.

Tâm lý giao dịch đầu phiên sáng quay lại sắc đỏ với sự tiêu cực ở các chỉ số chính cắm đầu giảm ngay khi mở cửa. Trong đó, nhóm vốn hóa lớn như VHM, VIC, GAS, HPG, BID thuộc Top5 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số. Ngược lại, lực nâng đỡ đến từ MSN, SHB, STB, HDG, KBC.

Hôm nay là phiên đáo hạn trên thị trường phái sinh, số hợp đồng tương lai 2 phiên đầu tuần có giảm so với tuần trước, nhưng phiên hôm qua đã tăng trở lại tương đương mức đỉnh tuần qua với 428.615 hợp đồng, tương đương 55.968 tỷ đồng. 

Thông tin trong nước, quỹ ngoại VinaCapital vừa đưa ra dự báo mức lợi nhuận của doanh nghiệp trên HOSE và HNX năm 2022 sẽ đặt gần 30%, theo quỹ, giá trị tiền đồng gần như không thay đổi khi chỉ số đồng dollar Mỹ tăng gần 15% so với cùng kỳ, cho thấy chỉ số chính xác về sức mạnh cơ bản về nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, diễn biến tiêu cực của phiên giảm sâu chứng khoán Mỹ có thể tác động lên TTCK Việt Nam. Chứng khoán Mỹ đã ghi nhận mức giảm điểm mạnh trước bối cảnh giới đầu tư tỏ ra lo ngại về tác động của lạm phát tiến tới triển vọng của ngành bán lẻ. Chốt phiên cả 3 chỉ số chính phố Wall đều ghi nhận mức giảm khoản 4%.

Trong đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và S&P 500 lần lượt mất 3,57% và 4,04%, đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2020. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng mất 4,73%, kết phiên với 11.418 điểm.

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giữa