Lili đang mừng ngày sinh nhật của mình thì bà nhận ra đã bị lừa. Lili, 52 tuổi, bắt đầu giao dịch tiền mã hoá vào tháng 3/2021 với sự hướng dẫn của những người bạn mà bà gặp trên mạng, theo Financial Times.
Có thời điểm Lily kiếm được 1,4 triệu USD. Dù vậy, một giao dịch tồi tệ vào năm đó đã lấy đi của bà phần lớn khoản lãi này. Dù vậy, Lily vẫn có khoảng 300.000 USD ở một trong số các tài khoản mã hoá của mình, gần bằng mức mà bà đã đầu tư. Sau khoản lỗ, Lili đã sẵn sàng rời thị trường.
Để rút tiền, Lili được thông báo rằng bà cần phải thanh toán một khoản thuế. Thế nhưng, khi bà chuyển tiền vào sàn giao dịch, giá tiền mã hoá lại bật tăng. Con gái bà Lili, một nhân viên quỹ phòng vệ, cảm thấy báo động. Cảm giác bất an, bà Lili nhận ra mối quan hệ bạn bè và bước chân của bà vào thị trường tiền mã hoá là một trò lừa đảo. Khoảnh khắc của sự thật này là điểm khởi đầu cho một cuộc chiến công lý cam go.
Lili là một trong hàng nghìn nạn nhân vướng vào làn sóng lừa đảo tiền mã hoá bùng nổ trong đại dịch COVID-19 khi ngày càng có nhiều người quan tâm và đầu tư tiền số.
Giới lừa đảo đã lây đi 6,2 tỷ USD từ các nạn nhân trên toàn thế giới trong năm 2021, theo Chainalysis, thể hiện mức tăng hàng năm khoảng 80%. Các khoản lỗ từ các vụ lừa đảo liên quan đến tiền mã hoá được bán cáo tới Action Fraud (trung tâm báo cáo lừa đảo quốc gia Anh), tăng hơn gấp đôi lên mốc 190 triệu Bảng Anh so với năm 2020. Tính đến cuối tháng 8, các khoản lỗ đã tăng thêm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù vậy, các nhà điều tra vẫn thiếu nguồn lực để điều tra số lượng các vụ lừa đảo ngày càng có xu hướng tăng, nhất là khi số lượng các vụ lừa đảo các nhân vẫn còn khá nhỏ. Và với cuộc khủng hoảng chi phí sống ngày càng tệ đi, các nhà điều hành Anh lên tiếng cảnh báo về môi trường màu mỡ cho các kẻ lừa đảo xuất hiện.
“Chúng tôi quan ngại rằng, với tình hình kinh tế hiện tại, người dân có thể bị thôi thúc vào các khoản đầu tư lừa đảo”, Nausicaa Delfas, CEO Financial Ombudsman Service, nói.
Cuộc chiến đòi lại tiền của Lili cho thấy các khoảng trống về quyền bảo vệ người tiêu dùng giữa những người sử dụng các định chế tài chính được điều hành và những người ủng hộ tiền mã hoá.
Các vụ lừa đảo tiền mã hoá diễn ra bên ngoài hệ thống tài chính được điều hành và các bảo vệ về pháp lý. Theo đuổi mạng lưới tội phạm quốc tế đằng sau các vụ lừa đảo này mang đến thách thức lớn cho các cơ quan hành pháp các điều tra.
“Tính chất tự nhiên của tiền mã hoá như không thể đảo ngược, nặc danh và toàn cầu khiến nó trở nên hấp dẫn đối với những kẻ lừa đảo”, Rick Drury, giám đốc thanh tra tại FOS, nói.
2 người bạn giới thiệu tiền mã hoá với Lili đã xây dựng niềm tin sau vài tháng trò chuyện trực tuyến với bà giữa đại dịch. Họ không hề tồn tại và nhiều khả năng chính là một kẻ lừa đảo.
Họ chia sẻ ảnh chụp tài sản và liên tục khuyến khích Lili đổ tiền vào tiền số. Bà bán 1 trong 2 căn hộ của mình ở London để có tiền đầu tư. Sau đó, Lili nhận ra sàn giao dịch mà bạn bè đã gợi ý và ứng dụng mà bà tải về chỉ là trò lừa đảo.
Mặc dù đã mất một khoản tiết kiệm lớn, Lili và các nạn nhân không nhận được nhiều trợ giúp. Khoản lỗ của họ không đủ lớn để thuê nhiều luật sư hoặc để các cơ quan chức năng ưu tiên.
Tội phạm tiền mã hoá tận dụng thực tế rằng các vụ lừa nhỏ kèo theo các nạn nhân ở các quốc gia khác nhau có thể không được các cơ quan chức năng quốc gia để ý và dồn nguồn lực điều tra. “Ở mức độ ca nhân, nếu khoản lỗ khá nhỏ, không có nhiều lựa chọn. Không có ý nghĩa khi chi 300.000 Bảng Anh để hồi phục 100.000 Bảng Anh”, Carmel King, giám đốc Grant Thornton, nói.
“Tôi không thể giúp tất cả mọi người”
Bất chấp các thách thức phải đối mặt, luật sư và cảnh sát vẫn có nhiều chiến thắng đáng chú ý trước giới tội phạm. Toàn án Anh đã bắt đầu có các hồ sơ án lệ liên quan đến đòi lại tiền mã hoá từ năm 2019.
Các toà án hiện tại sẵn sàng ban bố các lệnh yêu cầu quy mô toàn cầu để yêu cầu các sàn giao dịch tiền mã hoá đóng bằng và trả lại tiền bất hợp pháp, đồng thời yêu cầu tiết lộ danh tính của những người được cho là lừa đảo.
“Anh và Xứ Wales là những nơi có luật pháp tốt nhất thế giới nếu bạn là nạn nhân của các vụ lừa tài sản số”, Racheal Muldoon, luật sư từng theo đuổi các vụ việc tương tự, nói.
Các bước tiến ở Anh đang mang đến nhiều hy vọng cho Phoebe, một nhân viên chăm sóc sức khoẻ Mỹ từng bị những kẻ lừa đảo mạo danh người gặp khó khăn ở Trung Đông lấy đi hàng trăm nghìn USD giá trị tiền mã hoá.
“Tôi là một trong những người nghĩ rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra với bản thân mình”, Phoebe chia sẻ.
Vì một số giao dịch được chuyển qua ngân hàng tại Anh, Phoebe liên hệ với một luật sư Anh với hy vọng có thể tận dụng được các kinh nghiệm của họ trong việc đòi tiền mã hoá. Ngay cả với khoản mất mát lên tới 800.000 USD, Phoebe kết luận việc tìm kiếm các hành động phát lý cá nhân là không đáng để theo đuổi.
Muldoon và một số luật sư chuyên môn về tiền mã hoá khác tràn ngập với những yêu cầu hỗ trợ. Dù vậy, họ nói rằng cách thức thành công của một số vụ kiện pháp lý ở Anh ngoài tầm với với hầu hết nạn nhân. “Tôi không thể hỗ trợ tất cả mọi người”, Muldoon nói. “Thường thì số tiền mã hoá là nhỏ đến mức tôi không thể khuyên họ nên chi ra tiền án phí”.
Các luật sư nói rằng các vụ việc có quy mô dưới 1 triệu Bảng Anh không có lợi ích để theo đuổi.
Lili cũng thông báo vụ việc của mình với giới chức nhưng gần 8 tháng sau đó, bà nhận được thông báo rằng tài khoản Facebook của kẻ lừa đảo đã bị xoá và những dấu vết trên mạng xã hội cũng không còn nhiều.
Cảnh sát Anh có kinh nghiệm ở mảng tiền mã hoá nhưng không có đủ nguồn lực để theo đuổi rất nhiều vụ việc có quy mô nhỏ.
Chuyển giao quyền lực
Mảng tiền mã hoá được phát triển dựa trên ý tưởng các định chế tài chính lớn thường không để ý đến các cá nhân nhỏ lẻ. Dù vậy, có một sự thật trớ trêu là cơ hội đòi lại được tiền của các nạn nhân như bà Lili lại đến từ những ngân hàng.
Năm 2019, mảng tài chính Anh đưa ra nhiều biện pháp để chống lại các vụ lừa khách hàng chuyển tiền đến kẻ lừa đảo. 10 trong số các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán lớn nhất ở Anh đã đồng ý đền bì cho các nạn nhân lừa đảo bằng tiền túi, trừ một số trường hợp như khách hàng đã bỏ qua cảnh báo. Các công ty sẽ được yêu cầu hoàn tiền lại cho nạn nhân nếu họ không nhận diện được các giao dịch đánh ngờ và cảnh báo khách hàng.
Dù vậy, hệ thống này bị chỉ trích vì chỉ đáp ứng một tỷ lệ nhỏ các yêu cầu giải quyết. Thực tế này khiến nhiều người kêu gọi việc cần thắt chặt các quy định. Dù sao đi nữa, quy định này vẫn mang đến một chiếc lưới an toàn tương đối lớn đối với nạn nhân của các vụ lừa đảo quy mô nhỏ và ít có khả năng được cảnh sát điều tra. Ngân hàng đã chi trả 238 triệu Bảng Anh cho các nạn nhân trong năm 2021, chiếm khoảng một nửa số khoảng thất thoát do các vụ lừa đảo, theo dữ liệu của UK Finance.
Vì một số tiền mà Lili đã bị lừa đảo được chuyển khoản qua ngân hàng, 2 ngân hàng có liên quan đến đưa ra đề nghị hoàn lại 30% khoản mất mát của bà. Bà đang yêu cầu được bồi thường nhiều hơn và gửi đơn đề nghị lên Dịch vụ Thanh tra Tài chính.
Rich Drury, một nhân sự tại Dịch vụ Thanh tra Tài chính, nói rằng các vụ lừa đảo tiền mã hoá thường không nằm trong phạm vi của các biện pháp bảo vệ nói trên vì thường không sử dụng tài khoản ngân hàng. Thay vào đó, các nạn nhân thường được khuyến khích mua tiền mã hoá trên các sàn giao dịch hợp pháp và sau đó chuyển token đến ví của họ.
Thực tế này khiến các sàn giao dịch này là một ứng viên để thay thế vai trò của ngân hàng. Thế nhưng, các luật sự và các nhà điều tra lừa đảo nói rằng hợp tác với các sàn giao dịch ở lĩnh vực phòng chống lừa đảo thường không trơn tru. Đôi khi, các công ty thậm chí còn không thể thu thập được dữ liệu định danh khách hàng đầy đủ. Xác định danh tính lừa đảo thông qua yêu cầu của toà án gửi đến các sàn giao dịch vẫn là một cách hữu hiệu nhất ở phần lớn các trường hợp.
Kiểm tra KYC (hiểu về khách hàng) là yêu cầu bắt buộc với phần lớn các tổ chức tài chính. Tại Anh, các công ty mã hoá cũng phải thực hiện yêu cầu tương tự. Dù vậy, nhiều sàn giao dịch mã hoá vẫn bỏ qua được quy định này vì có trụ sở tại nước ngoài. Ví dụ, OKX cho phép người dùng rút số tiền lên tới 10 bitcoin (tương đương gần 200.000 USD) mà không cần thực hiện KYC.
Hồi tháng 8, hội đồng quốc hội Mỹ gửi thông điệp tới 5 trogn số các sàn giao dịch lớn nhất để bày tỏ quan ngại liên quan đến việc “thiếu hành động bảo vệ khách hàng thực hiện giao dịch trên nền tảng”.
Các sàn giao dịch khẳng định hệ thống KYC của họ rất đầy đủ và rằng họ vẫn hợp tác với các cơ quan pháp luật. Đồng thời, khả năng phát hiện và theo dõi lừa đảo của họ thậm chí còn tốt hơn nhiều tổ chức tài chính truyền thống.
Các nhà điều tra lừa đảo nhận ra tiềm năng giải quyết vấn đề khi nhiều giao dịch được ghi nhận trên các sổ cái blockchain minh bạch.
“Với các vụ lừa đảo blockchain, bạn có nhiều công cụ độc đáo để giải quyết”, Danielle Haston, một luật sự hiện đang làm viẹc cho công ty chuyên phát triển các công cụ theo dấu blockchain Chainalysis.