1. Tuyển người nhất định phải tuyển người tài
Mỗi người đều có năng lực khác nhau, nhưng khi tuyển người không chỉ xem về phương diện năng lực, còn cần nhìn kĩ về phẩm chất và cách giao tiếp xã hội của họ.
Công ty tôi có vài nhân viên IT, khi nói đến lĩnh vực chuyên môn thì vô cùng giỏi, nhưng nhắc đến các mối quan hệ cá nhân thì họ thường hay không xử lí tốt.
Nếu vậy, sau này dễ nảy sinh mâu thuẫn hoặc vấn đề không hay. Nếu công ty đã phát triển, tuyển họ cũng không sao; nhưng công ty mới trong giai đoạn lập nghiệp, tìm đúng người sẽ giảm được thêm nhiều chi phí.
Do đó, nên tìm hiểu kĩ về quan điểm của nhân viên với vị trí được phỏng vấn. Giới hạn thấp nhất để tuyển người là nỗ lực, cao nhất là năng lực, sở thích.
Tài năng là bảo hiểm vững chắc, sở thích là động lực để tài năng vượt qua giới hạn.
Tài năng + sở thích + nỗ lực = người tài!
2. Trọng dụng người trẻ
Theo nghiên cứu, các nhân viên có kinh nghiệm phong phú trong công ty chỉ chiếm 20%, còn lại 80% là những nhân viên không có hoặc ít kinh nghiệm, nhưng tác phong thực thi mạnh mẽ.
Thực tiễn cho thấy, những người trẻ tuổi giàu lòng nhiệt huyết và tính sáng tạo hơn những người lớn tuổi.
Do đó, khi mới lập nghiệp, đừng ngần ngại cho những người trẻ tuổi cơ hội. Bởi vì chỉ cần bạn cho cơ hội, họ sẽ sẵn sàng dám thử điều mới, và tràn đầy sức chiến đấu với nó.
3. Trọng dụng người chấp hành tốt kỷ luật
Trong số các nhân viên, những người tôn trọng kỷ luật nên được trọng dụng, thăng tiến.
Một người luôn làm tốt kỷ luật là người có yêu cầu cao với bản thân, và công việc giao cho anh ta làm sẽ càng yên tâm và có hiệu quả tốt đẹp.
Năm ngoái, hai nhân viên vào công ty cùng lúc. Một người đạt thành thích cao và một người làm mãi vẫn không đạt tiêu chuẩn.
Một người luôn đến công ty trước nửa tiếng mỗi ngày và bắt đầu làm việc. Việc công ty cố gắng hoàn thành tốt trong công ty, tan làm thì về nhà tập gym hoặc dành thời gian cho người thân. Một người khác thì lúc nào cũng hấp tấp chạy đến vì trễ giờ, công việc luôn trì hoãn từ ngày này sang ngày khác, gặp chút chuyện không may liền không muốn làm việc nữa.
"Những người sống vô kỷ luật rất dễ dàng trở thành nô lệ của cảm xúc và dục vọng."
Thành công còn phụ thuộc vào thái độ!
Người coi trọng kỷ luật có thể xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống, cũng như tận hưởng cuộc sống và công việc.
4. Tuyệt đối không dùng lại người cũ
Nơi làm việc cũng như chiến trường, những gì công ty cần là một đội quân tích cực và trung thành.
Có một số "lão làng" ở công ty, thường ỷ mình có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, lại ở công ty lâu, nên bắt nạt người mới.
Nhiệm vụ giao phó cho họ, họ đùn đẩy cho người mới làm, còn bản thân ngồi uống cà phê và nói rằng mình đang hướng dẫn người mới.
Công ty không cần những người lười biếng, thích mượn chức vụ để đẩy trách nhiệm cho người khác như vậy.
Nếu để họ tồn tại lâu ở công ty, những người mới tài năng sẽ bị làm khó nghỉ việc hoặc trở nên đồng hóa tính cách, gây trở ngại, ảnh hưởng tiêu cực đến công ty và mọi người.
Thế nên, trước khi tình huống đó xảy ra, chủ động lập ra danh sách những người như vậy và đuổi việc trước để răn đe những người khác.
5. Ba loại nhân viên nên lập tức sa thải
Thứ nhất: Người có lòng riêng
Một đồng nghiệp cũ trước kia của tôi làm việc rất có năng lực, nhưng thay vì tập trung toàn bộ sức lực cho công ty, anh ta thường sử dụng các nguồn lực của công ty để mưu tính cho công việc cá nhân, bỏ túi tiền riêng.
Anh ta không bao giờ tham gia các hoạt động xây dựng đội ngũ hoặc chia sẻ kinh nghiệm. Không chỉ vậy, còn che giấu kết quả làm việc của nhóm.
Cuối cùng, anh ta còn dẫn một "đội quân" mạnh nhất của công ty cùng mình sang công ty đối thủ làm.
Những nhân viên có lòng riêng, thậm chí là phản bội công ty, nên lập tức bị sa thải ngay. Họ không đáng nhận được sự khoan dung!
Thứ hai: Dùng thời gian làm việc để làm việc riêng
Tôi từng gặp một nhân viên làm việc cho công ty đặt hàng trên Taobao. Mỗi ngày vào lúc 5 giờ chiều, anh ta đều nhận rất nhiều hàng chuyển phát nhanh.
Nhưng sau đó, anh ta đã bị ông chủ sa thải. Vì họ phát hiện ra anh chàng này không chỉ không tập trung làm việc, mà trái lại còn lợi dụng chức vụ để đặt hàng mua cho bạn gái. Hơn nữa, khi khách hàng có khiếu nại, anh ta đều than bận rồi dùng thời gian làm việc để gọi video với người khác.
Khi ông chủ phát hiện ra đã rất tức giận, dù vậy, ông vẫn thanh toán đủ lương cho anh ta rồi mới đuổi việc.
Thứ ba: Những người phạm sai nhiều lần
Con người không phải thần tiên, nhất định sẽ có lúc làm sai. Nhưng có những người mắc hoài một sai lầm nhỏ mà không bao giờ biết sửa đổi.
Vi phạm nhiều lần không còn là vấn đề khả năng làm việc nữa mà là vấn đề về thái độ.
Người như vậy không phù hợp với sự phát triển của công ty, càng trì hoãn việc sa thải chỉ càng khiến công ty mất nhiều hơn được. Dứt khoát đuổi việc đi thôi!
6. Thiết lập hệ thống đánh giá
Hệ thống đánh giá là cách tốt nhất để kiểm tra chất lượng làm việc.
Bạn nên tiến hành đánh giá mỗi tuần một lần. Tuần này, nếu có người chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn, thì nhất định phải bổ sung và hoàn thành đủ vào tuần tới. Tích lũy dần để hoàn thành mục tiêu tháng, nghĩa là đánh giá hàng tháng. Phần thưởng và hình phạt sau đó được xác định dựa trên kết quả đánh giá.
"Một doanh nghiệp giỏi nên thiết lập một cơ chế đánh giá khoa học và công bằng. Nếu hệ thống đó không công bằng, nhất định sẽ lưu lại rất nhiều người vô dụng."
7. Một hệ thống tổ chức giỏi quan trọng hơn tài năng từng cá nhân
Một "chuyên gia" tài năng có thể điều hành một mạng lưới lớn thông qua hệ thống tổ chức hợp lí, chặt chẽ, chứ không phải "chăm sóc" đặc biệt cho từng cá nhân tài năng.
Li Yinan, cựu Phó Chủ tịch của Huawei, từng rời công ty hai lần. Nhưng không có anh, Huawei vẫn hoạt động rất tốt nhờ hệ thống tổ chức hiệu quả.
Steve Jobs nói rằng, trong hầu hết các ngành công nghiệp, ngay cả những người có tài năng nhất cũng không thể tạo ra giá trị hiệu quả bằng ba người bình thường.
Do đó, để đảm bảo cả chất lượng và số lượng sản phẩm cho công ty, kích hoạt hệ thống tổ chức tài năng là điều quan trọng.
8. Phân công rõ ràng, phân cấp thích hợp
Công ty mới thành lập, bạn phải tự làm mọi thứ. Từ việc trả thuế đến tuyển dụng, thậm chí kêu người cài đặt Internet, đều phải do bạn quản lý. Bạn ngày càng bận rộn, nhưng nhân viên lại nhàn rỗi tám chuyện.
Khi công ty phát triển, nếu việc gì cũng rơi vào tay ông chủ, công ty chẳng bao lâu sau nhất định phải đóng cửa.
Trong mỗi nhóm, mỗi phòng, mỗi doanh nghiệp, nhất định phải có sự phân công rõ ràng và phù hợp.
Không phải việc gì cũng cần qua tay ông chủ là hay. Ông chủ chỉ là người kiểm soát, còn việc cần giao theo từng cấp bậc mà hành động.
9. "Chinh phục" văn hóa doanh nghiệp
Một văn hóa doanh nghiệp xuất sắc có thể ảnh hưởng đến thế giới tinh thần của nhân viên và thay đổi thái độ làm việc của họ.
Văn hóa "loài sói" của Huawei là một điển hình được nhiều người biết đến.
Một nhân viên giỏi không chỉ cần biết chiến đấu một mình mà còn phải "thạo" về việc dẫn dắt đoàn đội.
"Khởi nghiệp dễ, lập nghiệp khó!" Muốn kinh doanh thành công, hãy cố gắng tìm ra cho bản thân con đường và phương pháp phù hợp nhất.