Nhưng cuộc sống vô thường, hễ chút là bị sa thải, hễ chút là thất nghiệp. Ngay cả cuộc sống của các bậc cha mẹ cũng không dám chắc có thể ổn định, do đó mà họ càng lo lắng cho tương lai của con cái mình nhiều hơn.
Cho dù con bạn có tốt nghiệp đại học danh giá, ra trường tìm được công việc tốt, nhưng đâu ai dám đảm bảo sau tuổi 35 chúng sẽ không bị thất nghiệp? Trừ khi bạn có rất nhiều tiền, đến mức không lo ăn lo mặc thì việc đảm bảo cuộc đời an ổn cho con cái mới khả thi.
Có thể nói, một cuộc sống an ổn vốn không phải chỉ dựa vào một thế hệ là có thể tạo ra được, mà nó cần nhiều thế hệ trong gia đình cùng nhau vun đắp. Thế hệ cha mẹ không làm việc chăm chỉ mà lại mong thế hệ con cháu có đời sống ổn định, thì thật là một việc bất khả thi.
Cho nên mới nói, thành công lớn nhất của cha mẹ thời nay chính là chỉ ra 4 "lối thoát" này cho con. Đảm bảo từ đời con trở về sau đều sẽ an ổn, vững vàng.
1. Giúp trẻ phát huy sở trường và sở đoản
Một số nhà tâm lý học tin rằng nếu con bạn là một thiên tài, thì tốt nhất nên cho con bạn bồi dưỡng thêm về các sở đoản của chúng. Tuy nhiên, nếu con bạn là một người bình thường, tốt nhất chỉ nên phát triển sở trường của chúng.
Vậy vì sao phải làm như thế? Có một hiệu ứng gọi là hiệu ứng thùng gỗ.
Ai cũng biết, những chiếc thùng gỗ có thể được tạo nên bởi rất nhiều những mảnh ghép dài, ngắn khác nhau. Tuy nhiên, lượng nước chứa được bao nhiêu lại do những thanh gỗ ngắn nhất quyết định. Những thanh gỗ dài chính là sở trường của một người, và những thanh gỗ ngắn là sở đoản.
Một thiên tài thường có sẵn những thanh gỗ rất dài, vì thế để chiếc thùng của họ có thể chứa được nhiều nước, thì họ cần tập trung bồi dưỡng những thanh gỗ ngắn nhiều hơn. Ngược lại, một người bình thường không có những sở trường vượt trội thì họ buộc phải tìm ra và phát triển sở trường đó của mình trước tiên.
Tôi từng gặp một người, 30 tuổi nhưng kỹ năng xã hội rất bình thường, tính cách lại hướng nội. Người như vậy ra đời chắc chắn là rất khó lăn lộn. Nhưng khác với anh, cha mẹ của anh rất có trí tuệ, họ phát hiện anh thích vẽ, nên từ nhỏ đã bồi dưỡng kỹ năng này cho anh.
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh dành cả cuộc đời để vẽ truyện tranh. Hiện nay, anh ấy vẫn đang vẽ truyện, thu nhập và cuộc sống ổn định, điều tốt nhất là anh không cần nhìn sắc mặt của bất kỳ ai để sống, mỗi ngày đều trôi qua rất thư thái, an yên.
Nuôi dạy con cái không phải là khiến cho chúng hoàn hảo về mọi mặt, mà là giúp chúng xuất sắc về một lĩnh vực cụ thể, có năng lực tự nuôi sống bản thân.
2. "Thả rong" con, cải thiện chỉ số vượt nghịch cảnh (AQ) của chúng
Có người nói, nếu muốn cải thiện chỉ số IQ và EQ của trẻ thì chúng ta nên bắt đầu từ chỉ số vượt nghịch cảnh (AQ). Chỉ số vượt nghịch cảnh là điểm số đo lường khả năng của một người khi họ đối phó với những nghịch cảnh trong cuộc sống của mình.
Giữa người và người mà nói, IQ và EQ không có sự khác biệt quá lớn, sự khác biệt lớn nhất chính là chỉ số vượt nghịch cảnh. Bởi vì không phải ai cũng có khả năng như "phượng hoàng lửa", tái sinh từ đống tro tàn.
Trong những năm cuối cùng của triều đại Đông Hán, Tào Tháo vẫn được xem là một hùng tài vĩ lược, là nhân tài xuất chúng. Trong quá trình thống nhất thiên hạ, tuy gặp nhiều khó khăn và thất bại, quân đội tử thương vô số, tướng lĩnh kế bên ông ai nấy đều suy tâm thoái chí. Nhưng Tào Tháo vẫn bình tĩnh đối mặt, kìm nén nỗi buồn, vực dậy sĩ khí của thuộc hạ.
Tào Tháo nói: "Người già chí chưa già, hoài bão xa ngàn dặm, liệt sĩ tuổi xế chiều nhưng chí lớn vẫn không dứt."
Sống trên đời, thất bại là một điều không thể tránh khỏi. Là cha mẹ, chúng ta không nên nuôi dưỡng con cái trong một cái lồng kính. Hãy để chúng được tự do lựa chọn cuộc sống và chịu thất bại để cải thiện AQ.
3. Để con nếm cái khổ của việc kiếm tiền, học cách biết ơn
Nếu con cái không nếm thử mùi vị cực khổ của việc kiếm tiền, thì chúng sẽ không bao giờ biết được những đồng tiền mà cha mẹ làm ra khó khăn đến mức nào. Từ đó chúng cũng sẽ không biết quý trọng, tập thành thói tiêu xài bừa bãi, sống trong phúc mà không biết phúc.
Nếu như con muốn gì, bạn cũng cho, đến một ngày bạn không chiều theo ý chúng nữa, chúng sẽ như thế nào? Hiểu cho cái khó của bạn, hay là khóc thét, quấy phá lên? Sau khi trưởng thành, liệu chúng sẽ biết ơn sự hy sinh của bạn, hay sẽ cảm thấy đó là điều hiển nhiên? Chúng sẽ bảo vệ tài sản gia đình, hay là trở thành một đứa con phá của? Biết rằng bậc cha mẹ nào cũng muốn cho con cái những gì tốt nhất, nhưng quan trọng hơn hết là phải biết chừng mực.
Hoàng đế thứ 3 của nhà Minh, Minh Thành Tổ, từ thời thơ ấu đã theo cha là Chu Nguyên Chương chinh chiến. Lớn lên, ông vẫn một lòng trấn thủ biên cương, có thể nói ông là một vị hoàng đế được trui rèn từ trong xương máu chiến trường mà ra. Do đó, về sau ông rất chú trọng việc giáo dục con cháu.
Minh Tuyên Tông, vị hoàng đế thứ 5 của nhà Minh cũng được Minh Thành Tổ đưa ra biên cương sống từ khi còn nhỏ, vì muốn ông hiểu được bảo gia vệ quốc. Nhờ đó mà sau này Minh Tuyên Tông mới có thể thuận lợi đăng cơ.
Một người chưa từng trải qua cái khổ thì không thể gọi là một người thành công.
4. Bồi dưỡng tính cách bình tĩnh, ẩn nhẫn của trẻ
Những người thành công thực sự luôn có trong mình một chút ẩn nhẫn, trầm tĩnh. Bạn không có gia cảnh tốt, không có mối quan hệ, vậy thì phải làm sao? Chỉ có một cách, đó là không ngừng trao dồi bản thân, chờ đợi thời cơ xuất hiện.
Một khi thời cơ chưa đến thì tuyệt đối không được manh động. Và một khi mà cơ hội đã xuất hiện thì phải lập tức nắm lấy nó, không được do dự.
Cũng giống như Câu Tiễn trong những năm cuối thời Xuân Thu. Sau khi bị Ngô Phù Sai đánh bại ở Cối Kê, ông nghe theo lời khuyên của Phạm Lãi, dụng kế nằm gai nếm mật. Cuối cùng đã đánh bại được Phù Sai, còn trở thành vị bá vương cuối cùng của thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Ở thời đại hỗn loạn này, nếu bạn cũng bị cuốn vào trong vòng xoáy đó thì nhất định sẽ mất đi quyền tự chủ cuộc đời mình. Chỉ có bình tâm, ẩn nhẫn mới có thể quan sát đại cục, chờ được thời cơ trở mình.