Zhao Qiaozhen, Phó trưởng Khoa Y học Phục hồi chức năng của Bệnh viện Trung ương tỉnh Hồ Nam, cho biết cô (bệnh nhân nêu trên) nằm trên ghế sofa vào buổi sáng, đè đầu lên cánh tay và khớp khuỷu tay, đúng vị trí của dây thần kinh hướng tâm.
Điều này khiến toàn bộ ngón tay của cô không thể duỗi thẳng và cổ tay ở trạng thái rũ xuống. Cô ấy đã được tập luyện phục hồi chức năng, liệu pháp vận động chức năng tay và liệu pháp oxy cường độ cao, và phải mất gần nửa tháng mới phục hồi được.
Nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng, sinh viên thích ngủ nằm sấp đầu đè lên tay trong giờ nghỉ trưa, điều này dễ gây ra tình trạng dây thần kinh hướng tâm bị đè nén, lâu ngày sẽ gây ra những ảnh hưởng không thể cứu vãn được.
Trường hợp tê tay có thể tự phục hồi bằng cách vận động phù hợp, nếu chân tay yếu và tiếp tục tê phải đi khám kịp thời.
Trên thực tế, giấc ngủ (trưa) ngắn có rất nhiều lợi ích, bao gồm những lợi ích sau:
1. Làm dịu tâm trí
Làm việc, học tập với cường độ cao vào buổi sáng dễ gây căng thẳng, khiến tâm trạng thay đổi xấu, thậm chí mất bình tĩnh không thể giải thích được.
Chợp mắt có thể giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc tiêu cực. Làm cho tâm trạng của bạn tốt hơn, bạn có thể tiếp tục làm việc và học tập vào buổi chiều.
2. Giúp phục hồi trí nhớ
Trong quá trình căng thẳng về tinh thần và công việc bận rộn, cơ thể con người rất dễ dẫn đến tình trạng máu cung cấp cho não không đủ, nếu làm việc trong môi trường quá khép kín, con người rất dễ bị thiếu máu cung cấp cho não, thậm chí gây lượng oxy trong máu giảm nhẹ. Những tình trạng này ở các mức độ khác nhau sẽ gây ra suy giảm trí nhớ.
Ngủ trưa có thể giúp cho mô não được nghỉ ngơi và giảm thiểu lượng máu cung cấp, từ đó có tác dụng phục hồi trí nhớ, cải thiện chức năng nhận thức, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc của chúng ta.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sau một buổi sáng làm việc và học tập căng thẳng, về cơ bản hệ thần kinh và tim mạch của chúng ta luôn trong trạng thái căng thẳng.
Nếu bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa sẽ giúp giải tỏa sự căng thẳng của hệ thần kinh và tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não rất hiệu quả.
4. Bổ sung năng lượng hiệu quả
Đối với nhiều người thức khuya, chợp mắt vào buổi trưa có thể bổ sung năng lượng hiệu quả.
5. Điều chỉnh sự khó chịu trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Hầu hết phụ nữ sẽ ít năng lượng hơn trong kỳ kinh nguyệt, và một số phụ nữ thậm chí sẽ có các triệu chứng như chóng mặt. Nếu cường độ làm việc nhiều vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể ở một mức độ nào đó, lúc này ngủ trưa có thể điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
3 tư thế ngủ có thể làm ''dập nát'' dây thần kinh
1. Nằm sấp khi ngủ, kê tay dễ gây tê tay hoặc liệt tay
Trường hợp người phụ nữ nêu ở trên là một ví dụ điển hình cho hậu quả từ tư thế ngủ trưa sai mà nhiều người mắc phải. Thêm vào đó, người này còn ngủ khoảng 1 tiếng về cơ bản là giấc ngủ sâu, lúc này các cơ bắp toàn thân được thả lỏng, nằm đè đầu lên tay khiến cả hệ tuần hoàn máu và hệ thần kinh đều bị ảnh hưởng nên khi ngủ dậy bạn sẽ bị tê tay tay, thậm chí có thể bị liệt tay trong thời gian ngắn, cũng có thể bị các triệu chứng khó chịu như đau cổ.
2. Nằm sấp hoặc nằm ngửa khi ngủ trong tư thế ngồi dễ gây chóng mặt, nhức đầu và ngạt thở
Do sự trật khớp tạm thời của các đốt sống cổ, ngực và thắt lưng ở vùng cột sống nên sẽ gây chóng mặt và nhức đầu, một số còn có thể gây khó thở, ngáy hoặc ngạt thở.
3. Ghế ngồi không cố định, chợp mắt sau khi ngả lưng, lâu ngày có thể gây thoái hóa đốt sống lưng hoặc thoái hóa đốt sống cổ
Điều kiện ngủ trưa ở văn phòng hạn chế, chúng ta biết rằng ngủ trên bàn làm việc là không tốt, có thể mọi người sẽ nằm ngửa khi ngủ, nhưng hiện nay nhiều đơn vị ghế có bánh xe và có thể di chuyển bất cứ lúc nào nếu bạn ngồi trên một chiếc ghế như vậy.
Sự cố định kém khi bạn chợp mắt có thể tạo ra ảo giác ngủ thoải mái nhưng thực tế ghế di chuyển, đầu di chuyển, thắt lưng và cổ cũng có thể di chuyển theo cơ thể. Do đó, ngủ dậy sẽ thấy khó chịu vùng cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ, về lâu dài có thể bị thoái hóa đốt sống lưng hoặc thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng bạn nên giới hạn thời gian ngủ trưa. Thời gian ngủ trưa không nên quá dài để không ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi vào ban đêm và gây mất ngủ, thông thường thời gian ngủ trưa nên từ 15-30 phút, tốt nhất là không quá 1 tiếng.
Nguồn và ảnh: Dami Video, Sohu, Henan China, CFi