Trong các thế kỷ 10-13, Phật giáo phát triển mạnh ở Vương quốc Đại Lý (ngày nay là một phần của tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc Đại lục). Các ngôi đền, kinh sách và nghệ thuật liên quan đến Phật giáo đã được truyền bá và khuyến khích thực hành mạnh mẽ từ những bậc quân vương khi ấy.
Một tác phẩm điêu khắc tượng Bồ tát bằng đồng mạ vàng có niên đại từ thời Đại Lý sẽ được trưng bày tại nhà đấu giá Christie’s New York vào tuần tới. Với "profile" đặc biệt, ước tính bức tượng Bồ tát này sẽ được trả giá từ 2 đến 3 triệu USD và sẽ đứng đầu các cuộc đấu giá tại Tuần lễ Châu Á New York, theo The Value.
Tượng Bồ tát giá triệu USD này cao 57,1 cm. Từng thuộc sở hữu của nhiều giới chủ các tại quốc gia khác nhau, trong đó có Mỹ. Tượng này được phân ngành Important Chinese Ceramics and Works of Art (tác phẩm nghệ thuật và gốm sứ Trung Hoa quan trọng).
Mức giá đấu thành công cho bức tượng Bồ tát cả nghìn năm tuổi này là 2-3 triệu USD.
Có rất nhiều hóa thân khác nhau của Bồ tát Quán Thế Âm - Đại bi Vô lượng - người đã trì hoãn việc thành Phật để giúp chúng sinh đạt được giác ngộ. Người có thể xuất hiện với nhiều chi tiết, bức tượng này đặc tả Bồ tát với nhành liễu.
Hình ảnh cành dương liễu đôi khi còn được gọi là Bhaisajyaraja Avalokitesvara - một tên tiếng Phạn có nghĩa là Dược Vương - chỉ khả năng chữa bệnh của cành liễu.
Các đặc điểm phong cách riêng của Vương quốc Đại Lý có rất nhiều - chẳng hạn như khuôn mặt vuông vức với chiếc cằm nhỏ; đôi mắt nhỏ hình quả hạnh nhìn thẳng về phía trước, có đội vương miện và đồ trang sức tinh xảo.
Những đặc điểm này có thế tìm thấy trong các tác phẩm đồ đồng mạ vàng mô tả Bồ tát ở Trung Quốc giai đoạn thế kỷ 10 đến thế kỷ 13. Chúng được tìm thấy trong các bộ sưu tập bảo tàng trên khắp thế giới như Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York; Staatliche Museen zu Berlin, Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á; Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc; Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tu viện Tsz Shan, Bảo tàng Hong Kong và Thượng Hải .
Tác phẩm này có tên gọi tại phiên đấu giá tuần tới là Tượng Bồ tát bằng đồng mạ vàng, thời Vương quốc Đại Lý.
Theo một chuyên gia của Christie’s, tác phẩm điêu khắc được đấu giá lần này sẽ được trưng bày kèm một vầng hào quang hoặc mandorla (khung tôn tượng hình quả hạnh) như khi được thờ trong một ngôi đền.
Tác phẩm điêu khắc này và những tác phẩm có liên quan trong nhóm này thiếu một chi tiết quan trọng ở phía sau đầu hoặc giữa hai bả vai để cố định một mandorla. Điều này cho thấy một mandorla điêu khắc được gắn đã bị mất. Hoặc có một lý do thời gian khác.