Khoa học

Tàu Thần Châu 20 chở 3 phi hành gia lên trạm Thiên Cung

Tóm tắt:
  • Phi hành đoàn Thần Châu 20 thực hiện thí nghiệm tại trạm Thiên Cung.
  • Tàu cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền vào ngày 24/4.
  • Tàu ghép nối với trạm Thiên Cung sau 6,5 giờ và ở lại 6 tháng.
  • Hai phi hành gia Thần Châu 20 có nền tảng khác nhau và kinh nghiệm bay.
  • Trung Quốc dự kiến duy trì trạm Thiên Cung trong một thập kỷ với hoạt động mở rộng.

Tàu Thần Châu 20 cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền hôm 24/4. Video: CGTN

Tên lửa Trường Chinh 2F đưa tàu vũ trụ Thần Châu 20 cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc Trung Quốc vào 17h17 ngày 24/4 giờ Bắc Kinh (16h17 cùng ngày giờ Hà Nội). Tàu Thần Châu 20 chở chỉ huy Chen Dong (bay lần thứ 3 vào vũ trụ) và hai phi hành gia mới là Chen Zhongrui và Wang Jie, theo Space.

Tàu Thần Châu 20 ghép nối với trạm Thiên Cung khoảng 6,5 giờ sau khi phóng. Tại đó, họ được chào đón bởi phi hành đoàn Thần Châu 19, dẫn đầu là chỉ huy Cai Xuzhe. Cai và hai đồng nghiệp sẽ bàn giao quyền điều khiển trạm Thiên Cung cho các phi hành gia Thần Châu 20, những người sẽ ở lại trạm trong nhiệm vụ kéo dài 6 tháng. Sau đó, họ sẽ khởi hành về Trái Đất vào ngày 29/4.

Chen Dong có nhiều kinh nghiệm bay vào vũ trụ khi từng tham gia nhiệm vụ Thần Châu 11 năm 2016 và Thần Châu 14 năm 2022. Chen Zhongrui từng là phi công ở Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc còn Wang là kỹ sư ở Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC). Để trở thành phi hành gia, Chen đã trải qua huấn luyện cường độ cao, đối mặt nhiều thách thức như huấn luyện ly tâm và bài tập trên ghế quay.

Trung Quốc sẽ phóng nhiệm vụ chở hàng cung cấp vật tư Thiên Châu 9 lên trạm Thiên Cung trong thời gian các phi hành gia Thần Châu 20 ở trên trạm, cung cấp nhu yếu phẩm, nhiên liệu đẩy để duy trì quỹ đạo của trạm, thí nghiệm mới và vật liệu. Thần Châu 20 là nhiệm vụ có người lái thứ 9 lên trạm Thiên Cung quay ở độ cao 340 - 450 km phía trên Trái Đất.

Trung Quốc lên kế hoạch duy trì trạm Thiên Cung (có khối lượng bằng 20% trạm ISS) có người ở thường trực trong ít nhất một thập kỷ. Họ cũng muốn mở rộng trạm với các module mới và tiến hành hoạt động thương mại.

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Mua lô đất bỏ hoang suốt 2 thập kỷ, bán gấp 10 lần tưởng đã lãi to, ai ngờ chỉ trong 3 tháng sau giá lại tăng thêm 8 lần nữa khiến người bán tiếc ngẩn ngơ

Mua 2 lô đất Mê Linh từ thời giá chỉ hơn 3 triệu đồng/m2, chị H. chốt lời thành công với giá 32 triệu đồng/m2, tăng gấp 10 lần giá vốn chị bỏ ra. Nhưng điều khiến chị không khỏi tiếc nuối là chỉ sau vài tháng, chủ mới đã bán tiếp với giá 54 triệu đồng/m2, nâng mức tăng lên tới 18 lần.

Khám phá “Miami thu nhỏ” giữa lòng Ocean City

Không cần phải đợi đến lúc nghỉ hưu mới được về sống lâu dài bên biển để tận hưởng môi trường thoáng đãng, không khí trong lành và có được sức khoẻ thể chất, tinh thần tốt hơn, ngay lúc này, giới tinh hoa đã có thể hiện thực hóa giấc mơ “ở phố - sống biển” tại phân khu San Hô - “Miami thu nhỏ” giữa lòng Ocean City, phía Đông Hà Nội.