Kinh doanh

Sức mạnh logistics của WinCommerce

Trong quý III vừa qua, WinCommerce - đơn vị vận hành chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+, đạt 7.884 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lãi gộp trong kỳ tương đương năm ngoái, đạt 23,9%.

Dù tâm lý người tiêu dùng phục hồi chậm và số lượng cửa hàng mởi mới thấp hơn cùng kỳ, song đây là lần đầu tiên WinCommerce gần đạt điểm hòa vốn EBIT kể từ sau COVID-19 khi nhóm siêu thị mini (chiếm 70% số cửa hàng) ghi nhận biên lợi nhuận sau thuế đạt 2,2% trong quý III.

“Đây là cột mốc quan trọng mang lại niềm tin cho ban lãnh đạo về lộ trình tiến đến điểm hòa vốn lợi nhuận sau thuế của toàn bộ mạng lưới trong năm 2024”, thông cáo báo chí của Masan Group, viết.

 Bên trong cửa hàng WIN. (Ảnh: Đức Huy).

Để đạt được kết quả kể trên, WCM đã tập trung quản lý chi phí, trong đó tiến hành tái cấu trúc hoạt động logistics, kho vận và giao nhận chuỗi cung ứng của riêng mình - ban lãnh đạo doanh nghiệp thông tin trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều 30/10.

Lĩnh vực bán lẻ vốn đòi hỏi một chuỗi cung ứng đặc biệt và cực kỳ phức tạp do đặc điểm có tần suất đặt hàng cao, chủng loại sản phẩm đa dạng và khối lượng mặt hàng lớn. 

Hệ thống WinCommerce hiện có hơn 3.500 điểm bán lẻ, với hơn 30 triệu khách hàng hàng tháng, hàng triệu hàng hoá phải được gửi tới 62/63 tỉnh thành khiến logistics càng trở thành yếu tố quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Do đó, theo lãnh đạo Masan Group, thời gian qua WCM đã hợp tác với Coupang - đơn vị được mệnh danh là “Amazon Hàn Quốc”, đưa 50% hàng hoá của công ty qua DC (Distribution Center - trung tâm phân phối) riêng. Mục tiêu sắp tới là nâng tỷ lệ này lên 75% khối lượng hàng hoá.

“Tỷ lệ hàng hoá đi qua trung tâm phân phối riêng càng cao thì càng tiết kiệm được nhiều chi phí logistics và cải thiện tổng biên lợi nhuận thương mại cho WCM”, ông Danny Le, CEO Tập đoàn Masan, chia sẻ.

Vị CEO nói rằng trong bán lẻ, thắng nhau ở logistics. Do đó, công ty sẽ tiếp tục cải thiện về chuỗi cung ứng và kho vận.

 Kho hàng củaThe Surpra. (Ảnh: MSN).

Không chỉ hợp tác với Coupang, năm ngoái Masan Group đã thành lập The Supra để giúp WinCommerce vận hành chuỗi cung ứng. The Surpra là công ty chuyên về dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hoá. Tại ngày 30/9/2023, Masan Group nắm 71,5% cổ phần công ty này. 

Đầu năm nay, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Danny Le cho biết, hiện công ty đang có 7 kho hàng lớn về hàng khô và 9 kho hàng thực phẩm tươi sống, tổng cộng là 75.000 m2 kho hàng đang được vận hành và khoảng 120.000 tấn hàng tươi sống mỗi năm. 

The Supra đã giải quyết cơ bản vấn đề về cung ứng của WinCommerce. Công ty đã tăng được tỷ lệ bao phủ hàng hoá từ 65% lên 85% tại tất cả điểm bán, kể từ khi Supra bắt đầu hoạt động. Đồng thời giảm được 10 ngày hàng tồn kho và tiết giảm 13% chi phí logistics.

“Chúng tôi có chi phí vận hành thực sự vượt trội hơn và cạnh tranh hơn so với đối thủ. Chúng tôi có tỷ lệ phủ hàng tốt hơn. Tỷ lệ phủ hàng cho cửa hàng mới tốt hơn trong khi chi phí trên mỗi đơn hàng mới giảm hẳn so với trước đây. Các chỉ số này chỉ ra chúng tôi đang rất cạnh tranh đối với đối thủ”, ông Danny Le khẳng định.

Theo lãnh đạo Masan, đây chính là nền tảng cho tương lai, khi công ty tập trung được phân phối và đảm bảo tối ưu hoá việc cung cấp hàng, giao hàng đến các cửa hàng WinMart/WinMart+. “Tất cả điều này đều nằm trong mạng lưới của chúng tôi, nằm trong vòng kiểm soát khép kín”, vị CEO Masan Group nói.

Do đó, khi WCM mở rộng hệ thống của mình và đặt mục tiêu thiết lập 5.000 điểm bán hàng trải dài từ thành thị đến nông thôn trong thời gian tới, điều này sẽ giúp nhà bán lẻ này tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm