Xã hội

Sữa giả là gì, có phải chỉ là nhái nhãn mác?

Tóm tắt:
  • Gần 600 loại sữa giả được phát hiện trôi nổi trên thị trường, gây lo ngại cho người tiêu dùng.
  • Hàng giả bao gồm hàng hóa không đúng nguồn gốc, công dụng hoặc có chỉ tiêu chất lượng thấp hơn quy chuẩn.
  • Người kinh doanh hàng giả có thể bị phạt từ 30 triệu đến 50 triệu đồng, hoặc gấp đôi nếu liên quan đến thực phẩm hoặc thuốc.
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc 7-15 năm tù giam.
  • Các bên quảng cáo có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự nếu quảng cáo hàng giả cố tình gây hại.

Vừa qua, sự việc phát hiện sản xuất gần 600 loại sữa bột giả trên thị trường khiến người tiêu dùng bàng hoàng, bức xúc vì không biết bản thân mình có từng mua, dùng phải sản phẩm giả kém chất lượng hay không.

Sữa giả là gì, có phải chỉ là nhái nhãn mác?- Ảnh 1.

Gần 600 loại sữa bị làm giả. (Ảnh chụp màn hình từ VTV)

Thế nào gọi là hàng giả?

Trao đổi với PV, luật sư Diệp Năng Bình – trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, trên thực tế, pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản đưa các quy định khác nhau có đề cập đến hàng giả, các văn bản cụ thể như: Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Dược 2016.

Cụ thể; khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định rõ về về hàng giả quy định: Hàng giả bao gồm các hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa;

Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá;

Thuốc giả không có dược chất, dược liệu hoặc có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật Dược năm 2016…

“Như vậy, có thể hiểu, hàng giả gồm hai loại là giả về hình thức và giả về nội dung.  Do đó, để hiểu và phân định những sản phẩm nào là hàng giả thì sẽ phụ thuộc vào việc cơ quan điều tra xác định mặt hàng đó phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả theo các quy định mà pháp luật đã đặt ra”, luật sư Bình phân tích.

Sữa giả là gì, có phải chỉ là nhái nhãn mác?- Ảnh 2.

Một trong số thương hiệu sữa vừa được cơ quan chức năng làm rõ

Nếu không biết đó là hàng giả có bị xử lý hay không?

Theo luật sư Diệp Năng Bình, với hành vi sản xuất, mua, bán hàng giả dù không biết nhưng theo quy định tại  Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người kinh doanh hàng giả tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt tương ứng.

Trường hợp cao nhất, người vi phạm có thể đối mặt với mức xử phạt 30-50 triệu đồng. Đặc biệt, mức phạt có thể bị tăng gấp đôi nếu mua bán, nhập khẩu hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, hoá chất.. theo quy định định tại khoản 2 Điều 11.

Trường hợp đủ căn cứ xác định hành vi sản xuất, mua bán hàng giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành truy tố theo quy định về tội  Tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Mức xử phạt cao nhất cho người vi phạm tội danh này là từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc 7-15 năm tù giam. Trường hợp là pháp nhân mức xử phạt tiền có thể lên đến 6-9 tỷ đồng.

Sữa giả là gì, có phải chỉ là nhái nhãn mác?- Ảnh 3.

Sản phẩm do công ty sản xuất sữa giả đang bị điều tra cung ứng cho bệnh viện

Các bác sĩ, báo chí đã quảng cáo cho các sản phẩm này có liên đới trách nhiệm không?

Trưởng VP luật Tinh Thông Luật cho biết, Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã quy định rõ trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này, bên thứ ba được hiểu là những đơn vị, cá nhân đã ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp tới người tiêu dùng.

Trường hợp nếu hàng hóa mà người nổi tiếng, đơn vị báo chí quảng cáo bị xác định là hàng giả, căn cứ khoản 5 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, người quảng cáo có thể bị xử phạt hành chính từ 60-80 triệu đồng nếu quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn hàng hóa, chất lượng, công dụng… của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký.

Ngoài ra, cá nhân, đơn vị quảng cáo còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo theo khoản; buộc xin lỗi hoặc buộc cải chính thông tin theo quy định tại khoản 7 Điều 34.

Giả sử trường hợp người quảng cáo nếu đã biết về sản phẩm mình quảng cáo là hàng giả nhưng vẫn cố tình quảng cáo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8.3.2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỉ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Làm gì khi uống phải thuốc giả?

Khi vô tình sử dụng thuốc nằm trong danh sách cảnh báo là hàng giả, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, xử lý kịp thời để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe.

Thủ đoạn tinh vi của đường dây sản xuất thuốc giả

Thuốc giả sau khi được sản xuất, các đối tượng trong đường dây bán ra thị trường qua hệ thống cộng tác viên bán hàng hoặc qua sàn thương mại điện tử. Quá trình mua bán chủ yếu nhận tiền mặt, không chuyển khoản để tránh ghi lại dấu vết.