"Tôi thật may mắn. Tôi chỉ luôn mong đợi những điều tuyệt vời xảy ra với mình và chúng đã xảy ra" - Laura Galebe nói trong một bài đăng trên TikTok.
Nghe có vẻ giống như lời của một người nổi tiếng hay một người truyền cảm hứng nhưng thực chất những video gắn hashtag #luckygirlsyndrome (hội chứng cô gái may mắn) lại xuất phát từ hàng loạt người dùng nữ có cuộc sống bình thường trên nền tảng TikTok.
"Hội chứng cô gái may mắn" là gì?
Hội chứng cô gái may mắn là một khái niệm được phổ biến trên TikTok. Theo như những video được đăng tải, các cô gái cho rằng nếu có niềm tin rằng bạn là người may mắn và tài giỏi, bạn hoàn toàn có thể thu hút may mắn và các cơ hội.
Trong các video, các cô gái thường chia sẻ câu chuyện thành công của họ khi áp dụng phương thức này và họ cảm thấy rất hạnh phúc với những gì mình nhận được.
Hàng trăm ngàn video TikTok được đăng tải với #luckygirlsyndrome
"Hội chứng cô gái may mắn dường như thúc đẩy rằng chỉ cần tin vào những điều tốt đẹp sẽ xảy ra thì chúng sẽ thực sự xảy ra" - Cố vấn tại Newport Healthcare nhận định.
Theo những nhà nghiên cứu tâm lý, đây được gọi là hiện tượng "luật hấp dẫn giả định", một phương pháp cho rằng những gì chúng ta tin tưởng hoặc mong muốn thực sự sẽ trở thành hiện thực của chúng ta.
Xu hướng này đặc biệt gây được tiếng vang với thế hệ millennials và Gen Z khi mà những vấn đề xã hội như bão giá, bão sa thải,...đang buộc họ phải chịu nhiều áp lực tiền bạc và tiêu chuẩn xã hội hơn, qua đó khiến họ trì hoãn việc kết hôn, sinh con hay mua nhà vì áp lực tài chính.
"Hội chứng cô gái may mắn" có thực sự hiệu quả?
Roxie Nafousi, huấn luyện viên phát triển bản thân và là tác giả bán chạy nhất của tờ Sunday Times cho biết: "Tôi chắc chắn có thể hiểu tại sao việc lặp đi lặp lại những lời khẳng định như 'Tôi thật may mắn' sẽ có tác động tích cực đến cuộc sống của bạn.
Những khẳng định như thế này, khi được lặp đi lặp lại thường xuyên, có thể khuyến khích phần tiềm thức trong não của bạn tìm kiếm nhiều cơ hội hơn và nhìn mọi thứ theo hướng tích cực hơn, tạo ra tư duy tốt hơn và do đó thay đổi hành vi và nhận thức về trải nghiệm của bạn để phù hợp với điều đó tuyên bố" - anh nói thêm.
Việc đặt niềm tin về những điều tích cực, may mắn sẽ giúp nhận thức của con người thay đổi
Natasha Badger (23 tuổi) sinh sống tại New York, Mỹ nói rằng mặc dù không thể dựa hoàn toàn vào "hội chứng cô gái may mắn" để giải quyết mọi vấn đề của mình nhưng nó có thể giúp mọi người nâng cao sự tự tin. Ví dụ, khi cô ấy đang phỏng vấn xin việc, Badger nói rằng cô ấy toát ra sự tự tin vì niềm tin về "cô gái may mắn" của mình.
Nhiều phương tiện truyền thông , bao gồm cả Vox, đã chỉ ra nhiều điểm tương đồng giữa "hội chứng cô gái may mắn" và "Bí mật", một cuốn sách xuất bản năm 2006 với nội dung rằng bạn có thể biến suy nghĩ thành hiện thực.
Tờ Washington Post cònso sánh nó với khái niệm "self-help" (tự giúp đỡ bản thân) vào năm 1952 xuất hiện trong cuốn sách "Sức mạnh của Tư duy Tích cực" do Norman Vincent Peale viết.
Cách làm này liệu có thực sự mang lại tác động tốt với giới trẻ?
Ngược lại, "hiệu ứng cô gái may mắn" cũng nhận không ít ý kiến trái chiều khi bị chỉ trích là viển vông và tạo ra nhiều hiểu lầm về cuộc sống.
"Tôi lo rằng xu hướng này đang khiến mọi người hiểu nhầm rằng họ cần 'may mắn hơn' để thu hút những thứ họ muốn. Điều này có thể khuyến khích mọi người chỉ ngồi yên và chờ đợi mọi thứ đến với họ, thay vì tích cực theo đuổi hoặc hãy hành động để biến mọi thứ thành hiện thực".
"Điều đó cũng có thể khiến người khác cảm thấy rằng họ 'không đủ may mắn' khi không đạt được những điều mình mong muốn, do đó khiến nhiều người không dám đứng lên chịu trách nhiệm về cuộc sống và tạo ra may mắn cho chính mình" - Nafousi nói.
Nguồn: Insider