Tài chính

Sự thật điên rồ: Meta là một công ty trò chơi, khách hàng không coi Quest 2 là sản phẩm của "vũ trụ ảo"

Sự thật điên rồ: Meta là một công ty trò chơi, khách hàng không coi Quest 2 là sản phẩm của 'vũ trụ ảo' - Ảnh 1.

Facebook quyết định đổi tên thành Meta để người dùng mỗi khi nhắc đến nó đều liên tưởng ngay đến vũ trụ ảo metaverse. Tập đoàn này cũng kỳ vọng chiếc tai nghe Quest 2 có thể trở thành chất xúc tác giúp tất cả bước vào một thế giới mới, sinh động và sáng tạo hơn.

Tuy nhiên, Meta không biết rằng, hầu hết người dùng khi đặt mua Quest 2 chỉ nhằm mục đích chơi game. Trong mắt họ, đây chỉ là một bảng điều khiển trò chơi, không hơn không kém, theo The Verge.

Đầu tuần này, lộ trình phát triển các sản phẩm VR của Meta được tiết lộ, trong đó nổi bật nhất là bộ tai nghe AR cực kỳ tham vọng có tên Orion có thể “chiếu hình ba chiều chất lượng cao”, dự kiến ra mắt vào năm 2027. Dự án trên được đánh giá là bước ngoặt lớn đối với Meta, sau khi sản phẩm Quest Pro ra mắt hồi cuối năm ngoái gây thất vọng. Dẫu vậy, theo Alex Cranz, một cây viết của The Verge, Meta vẫn chưa thực sự gặt hái được nhiều thành tựu trong mảng metaverse dù có chuyên môn cao về VR.

Theo Mark Rabkin, phó chủ tịch VR của Meta, tập đoàn này đã bán được hơn 20 triệu tai nghe Quest cho đến thời điểm hiện tại, trong đó Quest 2 chiếm phần lớn số lượng tai nghe bán ra. Đó có vẻ là một con số nhỏ, song nếu so sánh với Nintendo GameCube với 21 triệu thiết bị được bán ra, thành tích của tai nghe Quest không phải dạng ‘xoàng’.

Tuy nhiên, đi ngược lại với mục đích chính của Meta, hầu hết người dùng chỉ mua Quest 2 để chơi trò chơi. Đúng là Meta có tham vọng lớn đối với tai nghe VR và vai trò của chúng trong metaverse, song thực tế, các phần mềm được cài đặt trên Quest 2 đều là trò chơi. Các thiết bị như Oculus Rift, HTC Vive và PSVR cũng chủ yếu được dùng để giải trí thay vì làm cầu nối bước vào metaverse.

Theo các chuyên gia, việc Meta thúc đẩy Quest 2 trở thành một thiết bị metaverse chính hiệu đã không gây được tiếng vang đặc biệt.

“Thật đáng buồn, nhóm người tiêu dùng mua nó vào Giáng sinh năm ngoái lại không thực sự ưng ý”, Mark Rabkin nói, đồng thời cho biết khách hàng mong đợi nhiều hơn với Horizon Worlds.

Sự thật điên rồ: Meta là một công ty trò chơi, khách hàng không coi Quest 2 là sản phẩm của 'vũ trụ ảo' - Ảnh 2.

Meta không biết rằng, hầu hết người dùng khi đặt mua Quest 2 chỉ nhằm mục đích chơi game.

Nỗ lực cải thiện trải nghiệm metaverse cho người dùng, Meta vô hình chung bỏ quên việc phát triển các tựa game cốt lõi, chẳng hạn như Beat Sabre. Trong khi đó, Steam và Sony cực kỳ chú trọng các trải nghiệm trò chơi trên nền tảng VR. Đó là lý do vì sao người dùng được tiếp cận các tựa game xuất sắc như Half-Life: Alyx và Horizon Call of the Mountain. Những hãng này tập trung đầu tư song song cả phần mềm và phần cứng, còn Meta thì không.

Sắp tới, Meta Quest thế hệ 3 – kế thừa Meta Quest 2 sẽ được ra mắt. Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg xác nhận Quest 3 sẽ kết hợp Meta Reality giúp tai nghe VR trở thành tai nghe thực tế hỗn hợp. Phía Meta chưa tiết lộ giá chính thức song người tiêu dùng chắc chắn sẽ phải trả thêm một chút so với Quest 2.

“Chúng tôi phải chứng minh cho mọi người thấy rằng tất cả các tính năng mới này đều đáng giá,” Rabkin nói với nhân viên. “Thực tế hỗn hợp phải làm cho chiếc tai nghe trở nên tốt hơn và thoải mái hơn”.

Trước đây, nhiều công ty đã đổ hàng triệu USD vào các thử nghiệm siêu dữ liệu, tung ra nhiều NFT lấy cảm hứng từ tiền số và các trò chơi điện tử hút khách. Nick Clegg, cánh tay phải của Zuckerberg, khi đó tự hào rằng: “Metaverse chính là một sự tiến hóa hợp lý, là thế hệ tiếp theo của Internet - nơi những trải nghiệm 3D diễn ra sống động hơn hệt như bạn đang ở ngay đó vậy”.

“Rất nhiều thứ sẽ giống như thế giới thứ hai của bạn”, Mark Zuckerberg nhấn mạnh.

Sự thật điên rồ: Meta là một công ty trò chơi, khách hàng không coi Quest 2 là sản phẩm của 'vũ trụ ảo' - Ảnh 3.

Facebook quyết định đổi tên thành Meta để người dùng mỗi khi nhắc đến nó đều liên tưởng ngay đến vũ trụ ảo metaverse.

“Thế giới thứ hai” ở đây chính là những thử nghiệm metaverse ban đầu. Được tạo ra sau sự cố dot-com đầu những năm 2000, metaverse sở hữu tất cả các tính năng của một thế giới siêu dữ liệu: hình đại diện ảo, cửa hàng ảo, và cả các giao dịch ảo. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của nó đã giảm dần, dù trang web vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Meta mời bạn đeo tai nghe Meta Quest 2 và khởi động Horizon World - sự pha trộn giữa trò chơi máy tính thực tế ảo và mạng xã hội. Mọi thứ nghe có vẻ rất thú vị, song báo cáo tài chính hàng quý cho thấy Reality Labs luôn trong tình trạng thua lỗ. Bản thân Meta, một trong những tập đoàn giá trị nhất nhì Thung lũng Silicon, cũng bốc hơi hàng trăm tỷ USD vốn hóa sau nhiều tháng sóng gió.

Theo WSJ, Reality Labs vẫn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ nhỏ bé so với các mảng kiếm lợi lớn cho hãng như Facebook hay Instagram, song lại tiêu tốn khá nhiều ngân sách. 

“Nhiều báo cáo cho thấy Horizon Worlds mang lại trải nghiệm kém hấp dẫn và hầu hết chỉ tập trung vào các trò chơi”, chuyên gia phân tích truyền thông Paolo Pescatore của PP Foresight cho biết.

Theo các chuyên gia, thách thức đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi của Meta đang ngày một nhiều, trong bối cảnh công ty tỷ USD này đang dồn tiền phát triển vũ trụ ảo. Khoản lỗ từ tham vọng “siêu ngược” của công ty dự kiến sẽ “tăng đáng kể” vào năm 2023, theo CNN.

Trước đó, đại diện Meta từng tuyên bố nền kinh tế siêu dữ liệu có thể trị giá hơn 3.000 tỷ USD vào năm 2031, song nghiên cứu gần đây cho thấy đa số gen Z đều thờ ơ với cuộc cách mạng này. Theo tài liệu nội bộ WSJ thu thập, số lượng người dùng Horizon Worlds mỗi tháng cũng chỉ chưa đến 200.000.

Theo: The Verge, WSJ

Cùng chuyên mục

Đọc thêm