"Khi một công ty đến Anh với mong muốn mở rộng hay thành lập văn phòng ở đây, họ sẽ "để ý" đến những "kỳ lân" ở đây như Deliveroo, Monzo,... trước tiên và giành được một số lượng lớn những con người tài năng từ những công ty này", Buckley nói.
Một nhà tuyển dụng công nghệ ẩn danh khác cho biết các công ty ở thung lũng Silicon đang khiến rất nhiều công ty khởi nghiệp ở Anh cảm thấy "đau đớn":
Facebook và Google - những "ông lớn" công nghệ khiến Luân Đôn "điêu đứng"
Facebook đã chiêu mộ bảy kỹ sư từ công ty khởi nghiệp phần mềm Qubit và trang web thời trang Lyst trong vài năm qua; Google đã "săn trộm" ba kỹ sư từ Qubit.
Tại Onfido, công ty sản xuất phần mềm xác minh ID, đã mất một kỹ sư bảo mật vào tháng 11 năm 2018 để tham gia với vai trò tương tự ở Google.
Trang tìm việc LinkedIn điều tra được rằng rất nhiều trường hợp người dân rời khỏi các công ty "kỳ lân" của Luân Đôn (những công ty có giá trị vượt quá 1 tỷ USD) để gia nhập các công ty ở Thung lũng Silicon.
Betterbable - công ty khởi nghiệp thế giới ảo được SoftBank hỗ trợ, trị giá hơn 2 tỷ USD; dường như là một trong những công ty chịu tác động nặng nề nhất trong những năm gần đây: Google săn trộm khoảng một tá kỹ sư và nhà tuyển dụng của công ty này về phục vụ cho mình.
Công ty vận chuyển thức ăn Deliveroo, một "kỳ lân" ở Anh với nỗi lo bị "cuỗm" mất nhân tài
Trong khi đó, những công ty đến từ thung lũng Silicon đang ngày càng bành trướng. Google đang xây dựng khuôn viên cho 7000 người phía sau ga tàu lửa King Cross, trong khi Facebook tuyên bố vào cuối năm 2018 rằng họ đang thuê hai tòa trên những con đường chính, đưa tổng lực lượng lao động ở London lên tới khoảng 2.300 nhân viên. Về phía Đông, ở Shoreditch, Amazon đã mở một văn phòng mới vào năm 2017 rằng tăng tổng lực lượng lao động ở Anh đến 5.000 nhân viên.
Trụ sở ở King Cross của Google
Deliveryoo cũng trong tình trạng tương tự. Alex Thompson, người lãnh đạo nhóm sản phẩm xây dựng ứng dụng trình điều khiển, đã rời khỏi vai trò quản lý sản phẩm cao cấp của mình vào tháng 5 năm 2018 để tham gia Facebook với tư cách là người quản lý sản phẩm.Vài tháng sau, nhà khoa học dữ liệu Giacomo Giussani rời khỏi để gia nhập Google vào tháng 8 năm 2018.
Từng là một xu hướng tích cực, nhưng về lâu dài, xu hướng này sẽ "hút" hết các tài nguyên trí tuệ ở Luân Đôn. Điển hình như công ty của Buckley thường mất từ sáu đến 12 tuần để xác định, thu hút, phỏng vấn và thuê một nhà phát triển phần mềm có kinh nghiệm ở Luân Đôn.
Tại sao lại xảy ra sự dịch chuyển đáng lưu tâm này?
Một ngôi nhà ở Luân Đôn trung bình có giá 480,000 bảng Anh, một cốc bia trung bình đến 5,19 Bảng Anh.
Mức sống ở Luân Đôn rất đắt đỏ
Trong khi đó, các nhà phát triển phần mềm cơ sở kiếm được trung bình 30.000 bảng Anh một tháng, nhà phát triển cao cấp được trả 62.000 bảng Anh và một giám đốc công nghệ thì thường có mức lương là 145.000 bảng Anh, theo dữ liệu từ trang web việc làm Glassdoor.
Nhưng một nhà tuyển dụng của những công ty công nghệ nhận xét, mức lương các công việc liên quan đến công nghệ của Anh bị lấn át bởi các gói lương của các đại gia công nghệ Mỹ, nơi các kỹ sư cấp trung có thể kiếm được mức lương hàng năm vượt quá 127.000 USD (tương đương với 100.000 bảng Anh) và các vị trí điều hành và quản lý có thể cao hơn nhiều. Thậm chí, nhiều mức lương còn cao vượt ngoài tưởng tượng, nhất là những vị trí chủ chốt về sản phẩm và kỹ thuật.
Những "tân binh tiềm năng" - những công ty khởi nghiệp kỳ lân ở Anh không thể chiếm thế thượng phong trong cuộc đua tiền lương này. Đơn giản thôi, những người cho dù không hấp dẫn bởi mức lương hào phóng cũng có thể bị cám dỗ bởi các căng tin xa hoa, cà phê barista và các lợi ích khác được cung cấp bởi các đại gia công nghệ.
Phòng họp của Google được thiết kế theo mô hình khinh khí cầu
Một không gian làm việc khác của Google
Một góc căng tin xa hoa
Ai lại không muốn được làm việc trong những không gian sáng tạo thế này chứ!