Khởi nghiệp

Lý Quý Trung: “Trong kinh doanh, mất hứng là mất hết”

Lý Quý Trung: “Trong kinh doanh, mất hứng là mất hết”

Ông Trung khởi nghiệp từ năm hơn 20 tuổi nhưng phải đến năm 36 tuổi mới bắt đầu có thành công bước đầu. Cha đẻ phở 24 trải qua không dưới 10 lần thất bại và tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, thậm chí phải bán đi nhà cửa, toàn bộ tài sản của gia đình để trả nợ cho những lần khởi nghiệp.

“Trong kinh doanh phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê, đam mê ở đây không chỉ đơn thuần là mình thích lĩnh vực này mà phải thật sự ăn ngủ với nó, luôn nghĩ về nó và phải luôn giữ được “hứng” dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa”, ông dành lời khuyên cho các bạn trẻ tại sự kiện mới đây.

Lý Quý Trung: “Trong kinh doanh, mất hứng là mất hết” - Ảnh 1.

Trong khởi nghiệp nếu cứ mãi nghĩ về những lần thất bại rồi luẩn quẩn trong đó thì rất khó thoát ra. Mặc dù mỗi lần thất bại là một lần đau đớn, nhưng hãy cố gắng quên nhanh nhất có thể. Thua keo này, bày keo khác, bày cho đến khi nào không thể thất bại nữa thì thôi.

“Tôi có niềm đam mê vô cùng lớn với lĩnh vực F&B. Tôi luôn nghĩ mình phải làm được, nếu bỏ cuộc có nghĩa là từ bỏ đam mê.  Đặc biệt trong kinh doanh F&B chỉ cần mất hứng là mất hết. Tôi thất bại nhiều, cũng từng vài lần mất hứng nhưng sau đó lại phải tìm lại ngay để còn tiếp tục với hướng đi mới. Đam mê giúp tôi giữ được niềm cảm hứng với nghề”, ông Trung chia sẻ.

Khởi nghiệp ở lĩnh vực F&B, theo ông Trung phải có khả năng huy động vốn và khả năng trả nợ nếu thất bại. “Nếu muốn khởi nghiệp phải xác định trong tay mình có vốn bao nhiêu, có thể huy động thêm bao nhiêu. Và phải xác định bản thân có khả năng trả nợ hay không rồi hãy bắt tay vào làm”, ông Trung nhắn nhủ.  


Shark Trương Lý Hoàng Phi: “Hãy luôn khắt khe với bản thân và sản phẩm”

Khi khởi nghiệp, tiến tới được một bước thành công thì đừng nghĩ đó là ngẫu nhiên mà dù ở hoàn cảnh nào, chịu khó học hỏi, khắt khe với bản thân thì dễ gặt hái được thành công hơn.

Lý Quý Trung: “Trong kinh doanh, mất hứng là mất hết” - Ảnh 2.

Nếu các bạn trẻ ở trường học có thầy cô nhắc nhở nhưng ra đời thì đối thủ nhắc nhở. Nếu mình không học hỏi sẽ bị thụt lùi, sản phẩm khác sẽ soán ngôi.

Trong khởi nghiệp tuyệt đối phải khắt khe với bản thân và sản phẩm mình tạo ra. Đừng bao giờ dễ dãi với chính bản thân mình cả. Có thể người khác chấp nhận bạn chưa đủ năng lực nhưng người ta không chấp nhận cách mà bạn chưa làm hết sức, chưa làm tốt nhất có thể.

“Startup dù là lần thứ mấy thì cũng hãy yêu bằng tất cả đam mê như mối tình đầu, nhưng đừng yêu bằng cách yêu của mối tình đầu, bởi nếu yêu đúng cách thì nó đã không dang dở”, Shark Phi chia sẻ.


Shark Lê Đăng Khoa: “Nếu thực sự muốn theo đuổi thành công thì không nên dừng tốc độ”

Trong khởi nghiệp, đôi khi phải có “máu liều”. Thường thất bại trong khởi nghiệp cũng giống như mối tình đầu vậy. Đau đớn và rất khó thoát ra được. Nhưng, nếu không có mong muốn thành công trong “máu” thì rất khó theo đuổi thành công.

Hầu như tất cả những người thành công thực thụ họ chưa bao giờ dám chê cười thất bại của người khác. Họ luôn tìm những người có chí tiến lên, quyết tâm làm đến cùng. Nếu chỉ mới bắt đầu khởi nghiệp và chọn thua thì đừng bao giờ bàn luận về thành công vì “chữ thua” nằm trong suy nghĩ thì cuộc đời của mình chắc chắn sẽ thua.

Lý Quý Trung: “Trong kinh doanh, mất hứng là mất hết” - Ảnh 3.

“Nếu thực sự theo đuổi thành công thì không nên dừng lại tốc độ. Nếu không dám làm thì khả năng thành công rất khó. Nếu đã chọn đừng bao giờ hối tiếc”, Shark Khoa nhắn nhủ.

Theo Shark Khoa, có 2 dạng khởi nghiệp nguy hiểm nhất nhưng cũng dễ thành công nhất là người không có gì để mất và người không bao giờ dừng lại. Đặc biệt, có rất nhiều người đã là anh hùng rồi nhưng họ luôn nghĩ mình là số 0, chưa bao giờ ngừng học hỏi và tiến lên.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm