Vị thế của Việt Nam trên bản đồ startup thế giới
Theo bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp các quốc gia năm 2020 do Startup Blink - Trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam tăng 13 bậc, lên vị trí thứ 59 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Thủ đô, Hà Nội, đã lọt vào 200 thành phố hàng đầu trên toàn cầu bằng cách tăng 33 bậc lên 196, trong khi thành phố Hồ Chí Minh đã ra mắt ở vị trí ấn tượng 225.
Có lẽ cột mốc đáng chú ý nhất của Việt Nam là tổng số 3.000 công ty khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, chỉ đứng sau Singapore về số lượng và nhiều gấp ba lần so với đối thủ gần nhất là Indonesia.
Dịch Covid-19 xuất hiện làm thay đổi mọi hành vi người tiêu dùng, trật tự xã hội, đặc biệt đại dịch giúp đẩy nhanh tốc độ "chuyển đổi số" hơn bao giờ hết.
"Số hóa" và "công nghệ" không còn là từ ngữ hàn lâm chỉ xuất hiện ở những diễn đàn hay hội nghị khoa học tầm cỡ, giờ đây những ngành nghề phổ thông nhất như: xe ôm, giúp việc nhà, sửa chữa gia dụng muốn tồn tại đều có ứng dụng "công nghệ".
Trong khi đó các doanh nghiệp truyền thống đang trong cơn khát các giải pháp sáng tạo đột phá để giải quyết bài toán kinh doanh trong "thời đại bình thường mới". Cán cân thị trường thay đổi, trật tự thế giới thay đổi, đây là "cơ hội vàng" cho các cá nhân, công ty khởi nghiệp đang nắm giữ các ý tưởng, mô hình kinh doanh sáng tạo tung hoành, chiếm lĩnh các thị trường mới.
Từ ý tưởng đến khởi nghiệp – Dễ hay khó?
Thiên thời và địa lợi đã đủ. Nhân hòa vẫn là yếu tố quyết định sự sống còn của startup. Theo thống kê tại Việt Nam, có tới hơn 80% startup không thể duy trì quá 2 năm và chỉ 3% là thành công trong thực tế. Các startup thường nghĩ rằng khi bắt đầu, họ chỉ cần một ý tưởng hay và nguồn vốn mạnh.
Thực tế, ý tưởng khởi nghiệp chỉ chiếm 1% thành công của startup, 99% còn lại là do các yếu tố khác như chiếc lược, tài chính, quản trị, nhân sự và marketing…quyết định. Nếu các startup không đủ "độ chín", bản lĩnh thương trường đều dễ dàng ngã ngựa cho dù trong tay đã có nguồn vốn cực kì lớn.
Vì vậy, bài học kinh nghiệm từ những người đi trước, sự tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia, mối quan hệ trong cộng đồng là hành trang đắt giá cho các nhà sáng lập mà không phải ai cũng có được trong bước đầu khởi nghiệp. Làm thế nào để triển khai một ý tưởng hay? Làm thế nào để hiểu nhu cầu khách hàng hàng? Làm thế nào nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư để gọi vốn?
Làm sao sử dụng nguồn vốn để "tồn tại" và "scale up"? Tất cả câu trả lời sẽ không được trả bằng tiền mà rất nhiều tiền cùng mồ hôi, xương máu của những người đã trót chơi ‘hệ khởi nghiệp’.
Propzy Launch – chương trình hỗ trợ khởi nghiệp từ ý tưởng đến thực thi
Ông John Lê – CEO Propzy đang dẫn dắt một tọa đàm tại Propzy Hub.
Ông John Lê – CEO Propzy, người đã nếm trải nhiều bài học từ thất bại đến thành công, khi có kinh nghiệm tại nhiều thị trường trên thế giới và kinh qua các giai đoạn sóng gió nhất. Cá nhân ông John và các đồng sự tại Propzy mong muốn mang lại sự hỗ trợ thiết thực cho các startup, đặc biệt là các bạn đang "nhập môn", mới hình thành ý tưởng hoặc ở giai đoạn "early stage".
Ông John Lê chia sẻ trong ngày khai trương Propzy Hub – trung tâm kết nối sáng tạo, như thế này: "Bạn đang ấp ủ trong mình một sản phẩm, một ý tưởng chưa ai biết đến và khai thác. Nếu bạn đang cần một lời khuyên, một nguồn lực để hỗ trợ, một đội ngũ đồng hành để biến ý tưởng thành sản phẩm thực thi. Đến với Propzy, chúng tôi và mạng lưới chuyên gia của mình luôn thấu hiểu và sẵn sàng hỗ trợ bạn…".
Với Propzy Launch – Bring your idea to life, Propzy mong muốn sẽ tìm kiếm những ý tưởng, mô hình kinh doanh đột phá trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính, bảo hiểm, công nghệ mới, giải pháp doanh nghiệp … đây là những mũi nhọn trong chiến lược phát triển của Propzy tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á.
Với tham vọng xây dựng nền tảng tiên phong FIRETECH (công nghệ bất động sản – tài chính – bảo hiểm), Propzy kỳ vọng sẽ kết nối được nhiều đơn vị startup có cùng chung mục tiêu, mang lại những sản phẩm, giải pháp đột phá trong lĩnh vực công nghệ nói chung và bất động sản, tài chính nói riêng.
Tất cả các cá nhân/ Startup tại Việt Nam đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây đều có thể tham gia Propzy Launch:
- Các cá nhân có đủ hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Nhóm khởi nghiệp là tập hợp tất cả các cá nhân có đầy đủ hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp đã thành lập theo pháp luật Việt Nam (gọi chung là startup)
- Các startup có ý tưởng/ dịch vụ/ sản phẩm có áp dụng yếu tố công nghệ đều có thể tham gia cuộc thi. Đặc biệt với các ngành hàng: tài chính, bất động sản, bảo hiểm, công nghệ mới, giải pháp cho doanh nghiệp.
Propzy Launch hỗ trợ các startup:
- Gói không gian làm việc với các tiện ích cao cấp (chỗ ngồi làm việc, phòng họp, dịch vụ văn phòng, phòng ăn, gym, yoga)
- Gói tư vấn dịch vụ cao cấp (chiến lược xây dựng sản phẩm, chiến lược kinh doanh, marketing, pháp lý, tài chính, các dịch vụ sản xuất truyền thông).
- Được kết nối với hơn 20 chuyên gia trong lĩnh vực.
- Cơ hội đầu tư từ Propzy Network.
Chương trình Propzy Launch sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Nộp hồ sơ (18/5 – 31/07): Nộp ý tưởng và chọn ra 12 startup có ý tưởng đột phá, khả thi.
- Bootcamp (17/08): 12 startup được tham gia chương trình huấn luyện chuyên môn từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sau đó sẽ thuyết trình gọi vốn và gặp gỡ các nhà đầu tư. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ chọn ra 3 startup xuất sắc nhất vào chương trình ươm tạo.
- Giai đoạn Incubation Program (01/09 – 30/12): 3 startup xuất sắc tham gia chương trình Incubation của Propzy Launch (Incubation là chương trình hỗ trợ đồng hành cho cộng đồng khởi nghiệp, hỗ trợ startup tiếp nhận thị trường, hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật, chiến lược tiếp cận thị trường, hỗ trợ pháp lý, vốn…).