Trong nửa đầu năm 2024, không ít doanh nghiệp ngành bánh kẹo báo kết quả kinh doanh ảm đạm, trong khi đó vẫn có doanh nghiệp cho thấy sự khởi sắc. Chuẩn bị bước vào cao điểm mùa Trung thu, các doanh nghiệp cần chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm cải thiện bức tranh lợi nhuận.
Lợi nhuận 'bốc hơi' mạnh
Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024,
Cùng chiều, doanh thu tài chính của Kido giảm sâu từ 1.120 tỷ đồng xuống còn 46 tỷ đồng, tương đương giảm gần 96%.
Dù đã tiết giảm các chi phí khác nhưng Kido chỉ ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 11 tỷ đồng trong quý II/2024, "bốc hơi" tới gần 99% so với cùng kỳ năm trước.
Giải trình chênh lệch lợi nhuận, phía Kido cho biết, nguyên nhân từ việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh của Tập đoàn, đồng thời do biến động từ thị trường đã tác động lên doanh nghiệp.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Kido mang về 3.532 tỷ đồng doanh thu và 32 tỷ đồng lợi nhuận, giảm lần lượt 19% và 94,2% so với cùng kỳ.
Năm 2024, KDC lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, KIDO mới chỉ thực hiện được 27% mục tiêu doanh thu và 6% chỉ tiêu lợi nhuận.
Cũng ghi nhận tình hình kinh doanh ảm đạm,
Cụ thể, HHC ghi nhận doanh thu thuần đạt 136 tỷ đồng, thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp giảm 8% so với cùng kỳ còn gần 28 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhờ khoản lãi tiền gửi và tiền cho vay tăng mạnh đã đẩy doanh thu tài chính của Bánh kẹo Hải Hà lên 35 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ.
Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng 3,8 lần lên 27 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng tăng 53% lên 23 tỷ đồng. Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm còn hơn 9 tỷ đồng.
Với sự bào mòn của các loại chi phí, Bánh kẹo Hải Hà lãi sau thuế 3 tỷ đồng, chỉ bằng 45% cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 342 tỷ đồng, giảm 8%. Lợi nhuận sau thuế 24 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng thời điểm năm trước.
Hưởng lợi nhờ tiết giảm chi phí
Là một trong số ít doanh nghiệp bánh kẹo niêm yết có kết quả kinh doanh khả quan,
Cụ thể, trong quý II/2024 Bibica ghi nhận doanh thu đạt 260 tỷ đồng, tăng 23%. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp ở mức 73,5 tỷ đồng, tăng 1,7 lần cùng kỳ.
Trong kỳ, chi phí tài chính tăng nhẹ lên hơn 13 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm còn hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng tới 76% lên hơn 54 tỷ đồng, chi phí quản lý cũng tăng nhẹ lên gần 19 tỷ đồng.
Bất chấp chi phí tăng mạnh, Bibica vẫn báo lãi ròng 8,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ đạt hơn 135 triệu đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Bibica đạt 619 tỷ đồng, tăng 38%. Lãi ròng 26 tỷ đồng, gấp 9,2 lần so với nửa đầu năm 2023.
Tương tự,
Cụ thể, quý II/2024, HNF ghi nhận doanh thu thuần đạt 361 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tăng 53% cùng kỳ đạt gần 115 tỷ đồng, do giá vốn giảm đáng kể.
Trong kỳ, công ty mạnh tay cắt giảm chi phí lãi vay từ 17,5 tỷ đồng xuống chỉ còn 7,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng 27% lên 58 tỷ đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lên hơn 11 tỷ đồng.
Kết quả, Thực phẩm Hữu Nghị báo lãi ròng 40,6 tỷ đồng, tăng mạnh gấp 7,8 lần cùng kỳ.
Lũy kế nửa đầu năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu đạt 813 tỷ đồng, tăng 18%, lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng, tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Với lợi nhuận trước thuế 69 tỷ đồng, HNF đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng đầu năm.