Kinh doanh

Sếp ngân hàng - người nhận lương 0 đồng, chỗ thu nhập hàng tỷ

Tóm tắt:
  • Một số lãnh đạo ngân hàng không nhận thù lao, trong khi phần lớn có thu nhập hàng tỷ đồng/tháng.
  • Ông Nguyễn Đức Thụy của LPBank không nhận thù lao trong hai năm liên tiếp nhưng nhận 176 tỷ đồng cổ tức.
  • Ông Hồ Hùng Anh và ông Jens Lottner của Techcombank có thu nhập lần lượt 4,3 tỷ và 25,66 tỷ đồng năm 2024.
  • Lãnh đạo ngân hàng quốc doanh như BIDV và Vietinbank có thu nhập thấp hơn so với ngân hàng tư nhân.
  • Mức thu nhập bình quân của các thành viên HĐQT Vietcombank chỉ khoảng 1,75 tỷ đồng/năm.

Cao nhất lên hơn 2 tỷ đồng/tháng

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của LPBank, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT LPBank - không nhận thù lao. Đây là năm thứ hai liên tiếp vị chủ tịch này không nhận thù lao.

Ông Thụy tham gia vào HĐQT LPBank từ cuối tháng 4/2021 và trở thành chủ tịch vào 12/2022. Ông Thụy sở hữu trên 1% vốn của LPBank. Theo đó, dù không nhận thù lao nhưng Chủ tịch LPBank sẽ nhận 176 tỷ đồng do ngân hàng chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ tới 25%.

Sếp ngân hàng - người nhận lương 0 đồng, chỗ thu nhập hàng tỷ ảnh 1

Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liên tiếp.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của Techcombank, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank - nhận thù lao hơn 4,3 tỷ đồng trong năm 2024, mức này tương đương năm 2023.

Ông Jens Lottner - Tổng Giám đốc Techcombank - với hơn 25,66 tỷ đồng, tăng gần 1,6 tỷ đồng so với năm 2023, tương đương khoảng 2,1 tỷ đồng/tháng, cao nhất trong hệ thống lãnh đạo ngân hàng.

VPBank cũng đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024. Các lãnh đạo ngân hàng này đa số đều không có sự thay đổi về thu nhập so với năm trước.

Trong đó, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank nhận thù lao 3,36 tỷ đồng. Người nhận lương cao nhất VPBank là ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc, nhận 11,31 tỷ đồng.

Tại Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm vừa là thành viên HĐQT, vừa là Tổng Giám đốc, thu nhập bình quân sau thuế 12,9 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ đồng/tháng).

Tại ACB, năm 2024 thu nhập của ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc ACB - hơn 11,5 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với năm 2023.

Lãnh đạo ngân hàng quốc doanh có thu nhập khiêm tốn

Trong khi mức thù lao, thu nhập của các sếp ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có thể lên tới hàng chục tỷ đồng/năm, thù lao của các lãnh đạo khối ngân hàng thương mại quốc doanh có phần "khiêm tốn".

Đơn cử như tại BIDV, thu nhập của các thành viên HĐQT trong đó có Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú năm 2024 gần 2,7 tỷ đồng. Mức thu nhập này cao hơn so với năm trước 10%. Ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc kiêm Ủy viên HĐQT BIDV - nhận thù lao 2,3 tỷ đồng/năm, tương đương 194 triệu đồng/tháng.

Tương tự, tại Vietinbank, thu nhập của HĐQT năm 2024 với 15,1 tỷ đồng. Trong đó, Chủ tịch Trần Minh Bình nhận gần 2,6 tỷ đồng/năm, trung bình mỗi tháng nhận hơn 216 triệu đồng.

CEO Nguyễn Trần Mạnh Trung nhận thu nhập khoảng 1,91 tỷ đồng năm 2024, trung bình mỗi tháng nhận gần 160 triệu đồng/tháng.

Tại Vietcombank, số tiền thù lao, tiền lương của các sếp năm 2024 đều thấp hơn so với năm 2023, cụ thể, 8 thành viên HĐQT nhận về tổng cộng gần 14 tỷ đồng/năm, tương đương mỗi người nhận về 1,75 tỷ đồng/năm hay 145 triệu đồng/tháng.

Với Ban điều hành, tổng tiền lương năm 2024 đạt gần 17,5 tỷ đồng, trong đó CEO Vietcombank Lê Quang Vinh có mức thù lao hơn 1,9 tỷ đồng trong năm, trung bình mỗi tháng ước khoảng 161 triệu đồng/tháng.

Các tin khác

Technical Insights: Đã đến lúc "bắt đáy"?

Sau phiên giảm mạnh nhất lịch sử vào ngày 3/4, thị trường chứng khoán Việt Nam đang rơi vào trạng thái bất ổn. Dù có những tín hiệu tích cực trong phiên 4/4, việc nhà đầu tư có nên "bắt đáy" vào thời điểm này vẫn là một dấu hỏi lớn.

Thủ tướng: Sớm trình phương án xử lý Ngân hàng SCB

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý (khoảng 16%); khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB.

Nguy cơ mất thị phần cho các đối thủ

TP - Theo các chuyên gia, việc mất thị phần ở Mỹ do tác động của việc đánh thuế đối ứng 46% hoàn toàn có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không giải được bài toán tối ưu chi phí khi xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu, định hướng lại thị trường xuất khẩu.