Doanh nghiệp

SCG đầu tư 47.000 tỷ đồng hướng đến tăng trưởng xanh

Hiện SCG là một trong số ít thương hiệu tại Đông Nam Á được xếp hạng 18 năm liền trong bảng Chỉ số tiêu chuẩn bền vững toàn cầu Dow Jones (DJSI).

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thành viên của tập đoàn cũng có 4 năm liền nằm trong top 100 doanh nghiệp bền vững (CSI 100) được đánh giá bởi VCCI. Để được ghi danh vào bảng xếp hạng này, các đơn vị phải vượt qua hơn 600 doanh nghiệp, với 130 tiêu chí đánh giá khắt khe và toàn diện. Năm 2022, hai công ty thành viên của SCG là TNHH Giấy Kraft Vina (VKPC) - một trong những công ty thành viên của SCGP và Công ty TNHH Ngói Bê tông SCG đã vào top 100 doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam, theo bộ chỉ số CSI, tiếp tục thể hiện chiến lược nhất quán của SCG tại thị trường tập đoàn hoạt động.

Đại diện 2 công ty thành viên SCG (ở giữa) tại buổi vinh danh (ngày tháng, tại...)

Ngày 1/12, đại diện 2 công ty thành viên SCG (ở giữa) tham dự buổi vinh danh tại Hà Nội. Ảnh: SCG

Là một trong những nhà máy bao bì giấy lớn nhất Việt Nam, Vina Kraft (VKPC) đã thực hiện chính sách 3G, đó là Green Product - Green Process - Green Mind (tạm dịch: sản phẩm xanh - quy trình xanh - ý tưởng xanh) toàn diện từ sản phẩm đến quy trình và ý tưởng xanh. "Các sản phẩm của VKPC đều đáp ứng tiêu chí SCG Green Polymer và bao bì có thể tái chế hay phân hủy sinh học 100%", đại diện doanh nghiệp khẳng định.

Công ty cũng cam kết sản phẩm có 95% nguyên liệu xơ từ giấy tái chế để giảm thiểu tác động đến môi trường. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng nhận thêm giải thưởng về Bình đẳng giới tại nơi làm việc và duy trì được các tiêu trì bình đẳng giới của CSI trong hai năm liên tiếp.

Hoạt động sản xuất tại nhà máy của VKPC.

Hoạt động sản xuất tại nhà máy của VKPC. Ảnh: SCG

Công ty Ngói Bê tông SCG nghiên cứu nhiều giải pháp nổi bật như ngói lợp năng lượng mặt trời và các dòng ngói màu chứa nguyên liệu tái chế và góp phần tiết kiệm điện cho người dùng. Sản phẩm xi măng cũng đạt chứng nhận SCG Green Choice hướng đến giải pháp Xanh CPAC để tăng tốc độ xây dựng và giảm thiểu chất thải xây dựng. Ngoài ra, cải tiến từ việc thay thế nguyên liệu clinker trong sản xuất xi măng bằng tro bay đã góp phần giúp tập đoàn giảm phát thải đến 43.000 tấn CO2 một năm.

Chuỗi hoạt động thực hiện chiến lược ESG của tập đoàn cùng các công ty thành viên.

Chuỗi hoạt động thực hiện chiến lược ESG của tập đoàn cùng các công ty thành viên. Ảnh: SCG

Những nỗ lực trên đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho tập đoàn SCG trong cả 3 lĩnh vực, bao gồm xi măng, vật liệu xây dựng; hóa dầu, bao bì. "Điều này khẳng định cơ hội cho những doanh nghiệp nghiêm túc theo đuổi phát triển bền vững như SCG không chỉ mang lại lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp mà còn góp phần mang lại giá trị cho cộng đồng", đại diện tập đoàn nhận định.

Thực tế, những năm gần đây, tiêu chuẩn "xanh" không đơn thuần là sản phẩm sạch và tốt cho sức khỏe, mà còn bao gồm việc sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện, mang đến sản phẩm và dịch vụ bền vững cũng như các cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường.

Cùng với xu hướng tiêu dùng, những diễn tiến chung của bối cảnh toàn cầu mang đến nhiều thử thách cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khởi sự từ mục tiêu thứ cấp, hạn chế biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đã trở thành chiến lược dài hạn trong tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trên toàn cầu. Tại Việt Nam, theo khảo sát từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với hơn 10.000 doanh nghiệp trên cả nước, có đến 56% doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội từ biến đổi khí hậu. 17% cho rằng đây là cơ hội để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới.

Vì thế, các chiến lược, sáng kiến, công nghệ xanh để xây dựng quy trình sản xuất và mô hình quản trị, đồng thời là quyền con người, bình đẳng giới trong môi trường làm việc sẽ là bàn đạp giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường trong tương lai. "Cuộc đua 'xanh' không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn là yếu tố sống còn để doanh nghiệp khẳng định vị thế thương hiệu trong tương lai", đại diện ESG nhận định.

Cũng theo vị đại diện này, để đạt mục tiêu, đòi hỏi các chiến lược phát triển của doanh nghiệp cần xây dựng trên những trụ cột bền vững theo môi trường, xã hội và quản trị. Đây cũng chính là những khía cạnh nằm trong bộ tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social, Governance) của tập đoàn, nhằm đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp với cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm