Sức khỏe

Sau nhiều sự việc nhân viên y tế bị hành hung, đại diện Bộ Y tế nói gì?

Tóm tắt:
  • Bộ Y tế yêu cầu phối hợp công an bảo vệ nhân viên y tế sau nhiều vụ hành hung.
  • Nhân viên y tế ở Nam Định và Phú Thọ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ.
  • Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhấn mạnh phải đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
  • Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an đảm bảo an ninh trong cơ sở y tế từ năm 2014.
  • Ngành y tế đề xuất giải pháp đồng bộ, đào tạo và cải thiện quy trình để giảm xung đột.

Ngày 7/5, Sở Y tế tỉnh Nam Định có báo cáo gửi UBND tỉnh Nam Định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), về việc một nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bị người nhà bệnh nhân hành hung.

Ngay sau khi tiếp nhận sự việc, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh trong toàn ngành, yêu cầu các Sở Y tế làm việc ngay với cơ quan công an để đảm bảo an ninh, bảo vệ nhân viên y tế trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu người.

Trước đó ngày 25/4, điều dưỡng của Trung tâm y tế huyện Thanh Ba trong lúc đang cấp cứu, ép tim cho bệnh nhân 12 tuổi bị sốc phản vệ thì bị một người nhà bệnh nhân xông vào, đạp thẳng vào bụng. Sự việc được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận.

Sở Y tế Phú Thọ đã phối hợp với cơ quan điều tra. Dù hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người hành hung đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đề nghị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định.

Chia sẻ về các sự việc nhân viên y tế bị hành hung khi đang điều trị cho bệnh nhân gần đây, TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, bất kể nguyên nhân là gì, hành động này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Khi bác sĩ đang làm nhiệm vụ chuyên môn, phải đảm bảo an toàn để họ hoàn thành công việc.

Sau nhiều sự việc nhân viên y tế bị hành hung, đại diện Bộ Y tế nói gì? - 1

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Hà Anh Đức (Ảnh: Nam Phương).

Theo ông, thực trạng này đã xảy ra nhiều năm trước, có nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Bình quân mỗi ngày, cả nước có hàng trăm ngàn người được khám chữa bệnh. Mỗi bệnh nhân đều có tâm lý muốn được khám nhanh, kỹ lưỡng. Điều này có thể tạo áp lực lớn lên cán bộ nhân viên y tế, dẫn đến trong một số tình huống, cách hành xử của họ khiến người nhà và thân nhân chưa hài lòng. 

Để giải quyết vấn đề này, ngành Y tế đã có nhiều quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, ứng xử trong môi trường y tế với mục tiêu xây dựng mô hình lấy người bệnh làm trung tâm.

"Tuy nhiên, để đạt được điều đó, với những áp lực hiện tại, chúng tôi cũng mong được thấu hiểu và chia sẻ để đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả", ông Đức bày tỏ.

Đặc biệt, từ năm 2014, Bộ Y tế đã ký quy chế phối hợp với Bộ Công an, trong đó, có nội dung liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở y tế.

Bộ cũng đề xuất các giám đốc bệnh viện cần tăng cường hành lang bảo vệ tại khu vực cấp cứu, hồi sức tích cực. Đây là nơi thường xuyên xảy ra tình huống căng thẳng.

Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục báo cáo và tham mưu cho Chính phủ, hoặc trong phạm vi quyền hạn của Bộ trưởng, ban hành các chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế.

Chia sẻ thêm, ông Đức cũng cho rằng, tiền viện phí cũng là yếu tố có thể gây căng thẳng ở bệnh nhân và gia đình. Hiện nay, Luật Khám, chữa bệnh đã quy định cụ thể về việc đóng viện phí.

Trong trường hợp bệnh nhân khó khăn, phòng Công tác xã hội của bệnh viện sẽ kết nối, vận động mạnh thường quân hỗ trợ.

Ngoài ra, ngành y tế cũng có Nghị định 60 về tự chủ tài chính, cho phép thành lập quỹ hỗ trợ bệnh nhân trong các trường hợp đặc biệt như không có khả năng chi trả hoặc không may tử vong.

Theo ông Đức, để tránh các sự cố như gần đây, ngành y tế cần một hệ thống giải pháp đồng bộ, lấy người bệnh làm trung tâm.

Trước hết, quy trình đón tiếp tại các cơ sở y tế cần chuyên nghiệp hơn để giảm căng thẳng ban đầu. Thứ hai, cán bộ y tế cần được đào tạo kỹ năng xử lý tình huống. Thứ ba, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng phải thật sự kịp thời và hiệu quả.

Riêng về cơ chế tài chính, các đơn vị cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh để tạo ra sự thông thoáng, giảm bớt rào cản cho người bệnh.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Lật tẩy chiêu "lách luật" sở hữu chéo ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát sở hữu chéo ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông và người có liên quan cố tình che giấu, nhờ cá nhân hay tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách luật.

P2P Lending Việt Nam trước thềm sandbox: Tima – một thập kỷ kiên định, bền bỉ với mô hình sàn kết nối tài chính

Ngày 1/7/2025, Nghị định 94/2025/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực, thiết lập cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho các mô hình hoạt động Fintech, trong đó có cho vay ngang hàng (P2P Lending). Đây được xem là cột mốc lịch sử, lần đầu tiên hoạt động P2P Lending tại Việt Nam vận hành trong một khung pháp lý có giám sát chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước.

Có nên trị sẹo mụn bằng vi kim?

Tôi bị nổi nhiều mụn ẩn và mụn viêm quanh vùng má, cằm, da sần sùi, dễ đổ dầu nhưng lại bong tróc khi thời tiết thay đổi.

Dấu hiệu nhận biết ung thư da

Dù ung thư da thường biểu hiện dưới dạng nốt ruồi bất thường nhưng cục u trong suốt, có sáp, tổn thương kéo dài cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo.