Doanh nghiệp

Sanofi Việt Nam đổi tên sau khi quỹ Mỹ chi phối

Tóm tắt:
  • Sanofi Việt Nam đổi tên thành Opella Việt Nam sau khi Sanofi Pháp bán 50% cổ phần cho quỹ đầu tư CD&R Mỹ.
  • Sanofi giữ 48,2% cổ phần, 1,8% thuộc Ngân hàng đầu tư công Pháp Bpifrance, pháp nhân đang trong quá trình đổi tên.
  • Opella Việt Nam là doanh nghiệp độc lập, có nhà máy và trung tâm nghiên cứu phát triển lớn nhất châu Á tại Việt Nam.
  • CD&R sở hữu cổ phần chi phối Opella, tập đoàn thứ ba thế giới về ngành hàng OTC & VMS, với giá trị 16 tỷ euro.
  • Sanofi Việt Nam vẫn giữ ngành hàng thuốc điều trị và vắc xin, hoạt động dưới tên Công ty TNHH Sanofi - Aventis Việt Nam.

Sanofi Việt Nam vừa đổi tên thành Opella Việt Nam, sau khi tập đoàn mẹ là Sanofi (Pháp) hoàn tất thương vụ bán 50% cổ phần kiểm soát ngành hàng chăm sóc sức khoẻ người tiêu dùng - sản xuất, kinh doanh thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng (OTC & VMS) - cho Quỹ đầu tư CD&R (Mỹ).

Theo thỏa thuận được công bố vào cuối tháng 10/2024, Sanofi vẫn giữ lại 48,2% cổ phần và 1,8% còn lại thuộc Ngân hàng đầu tư công của Pháp Bpifrance.

Tổng giám đốc Opella Việt Nam và Campuchia Valentina Belcheva cho biết cột mốc đánh dấu Opella Việt Nam là doanh nghiệp độc lập thuộc Opella, thay vì Sanofi. Tuy nhiên, hiện tên pháp nhân trên giấy đăng ký kinh doanh vẫn là Công ty cổ phần Sanofi Việt Nam, và đang trong quá trình đổi tên.

Tổng giám đốc Opella Việt Nam và Campuchia Valentina Belcheva tại buổi công bố chuyển đổi thương hiệu chiều 8/5. Ảnh công ty cung cấp

Tổng giám đốc Opella Việt Nam và Campuchia Valentina Belcheva tại buổi công bố chuyển đổi thương hiệu chiều 8/5. Ảnh công ty cung cấp

Bà Valentina Belcheva đồng thời khẳng định Việt Nam là 1 trong 4 thị trường ưu tiên chiến lược toàn cầu của tập đoàn Opella. Khác với một số nước chỉ có hoạt động thương mại, Opella có nhà máy và trung tâm nghiên cứu phát triển duy nhất châu Á tại Việt Nam, bên cạnh khối thương mại, với tổng cộng 600 nhân viên.

"Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với dân số 100 triệu người và nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng", bà Valentina Belcheva đánh giá.

Clayton, Dubilier & Rice (CD&R) là quỹ đầu tư trụ sở chính tại Mỹ. Tại Pháp, CD&R có hơn 20 năm đầu tư vào nhiều doanh nghiệp lớn nước này như Rexel, Spie, BUT/Conforama và Socotec. Với việc nắm cổ phần chi phối Opella, CD&R sở hữu tập đoàn lớn thứ ba thế giới về ngành hàng OTC & VMS.

Opella trụ sở chính tại Pháp, hiện sở hữu đội ngũ hơn 11.000 nhân viên tại 100 thị trường, với 13 nhà máy chiến lược và 4 trung tâm nghiên cứu. Khi thương vụ chuyển nhượng cho CD&R được công bố năm ngoái, giá trị của Opella được định ở mức khoảng 16 tỷ euro, tương đương gấp 14 lần EBITDA ước tính năm 2024.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Sanofi vẫn sở hữu 2 ngành hàng là thuốc điều trị và vắc xin, đang hoạt động dưới pháp nhân Công ty TNHH Sanofi - Aventis Việt Nam.

Các tin khác

Đo CO₂ mỗi giao dịch, thẻ Visa O₂ hướng tới xây dựng lối sống xanh

Trong bối cảnh xu hướng tiêu dùng bền vững ngày càng được quan tâm, thẻ tín dụng Sacombank Visa Platinum O₂ (Visa O₂) ra đời như một giải pháp tài chính tiên phong, đo lường lượng khí CO₂ phát thải trên từng giao dịch, giúp khách hàng nhận thức rõ hơn về tác động môi trường từ thói quen chi tiêu của mình.

Vô sinh do buồng trứng đa nang

Chị Lý, 31 tuổi, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, vô sinh 3 năm, phải thụ tinh ống nghiệm để có con.

Mang thai lần hai cần tiêm vaccine gì?

Lần đầu mang thai 4 năm trước, tôi đã tiêm ngừa đầy đủ vaccine. Lần thứ hai có bầu, tôi có cần tiêm lại các vaccine không? (Hà Trúc, 30 tuổi, Phan Thiết)

Tiêm meso chữa rụng tóc

Kỹ thuật tiêm meso đưa thuốc kích thích mọc tóc, huyết tương giàu tiểu cầu, dưỡng chất vào vùng tóc rụng, giúp nuôi dưỡng da đầu, ngăn rụng và phục hồi nang tóc hư tổn.

Phú Mỹ Hưng Bắc tiến với dự án tỷ USD

Hồng Hạc City, quy mô gần 1,1 tỷ USD đánh dấu bước đi đầu tiên trong chiến lược Bắc tiến của Phú Mỹ Hưng sau hơn ba thập niên phát triển tại phía Nam.

VN-Index chao đảo bởi thuế quan mở ra cơ hội tích lũy cổ phiếu đầu ngành

Vùng hỗ trợ 1.200 điểm của VN‑Index đang tạo cơ hội để mua vào ở mức giá hợp lý, đặc biệt với kịch bản nới lỏng tiền tệ của Fed và xu hướng dòng vốn toàn cầu dịch chuyển sang các thị trường mới nổi. Nhà đầu tư dài hạn được khuyến nghị tận dụng nhịp điều chỉnh này để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu đầu ngành và hưởng lợi từ giai đoạn hồi phục bền vững trong nửa cuối năm.