Chứng khoán

Sabeco được dự báo chiếm thêm thị phần khi thuế tiêu thụ đặc biệt có thể tăng từ năm 2026

Tiêu thụ bia dự kiến phục hồi trong năm 2024 

Trong báo cáo mới đây, Vietcap nhận định mức tiêu thụ bia sẽ phục hồi trong năm 2024 so với mức thấp trong năm 2023, nhờ nền kinh tế phục hồi mặc dù việc thực hiện nghiêm ngặt quy định không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia và bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện tại. 

Ngoài ra, triển vọng nhân khẩu học thuận lợi trong dài hạn, bao gồm tầng lớp có mức thu nhập trung bình ngày càng tăng, dân số trong độ tuổi uống rượu, bia hợp pháp ngày càng tăng, và tốc độ đô thị hóa vẫn được giữ nguyên, Vietcap dự báo sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam sẽ tăng với CAGR ở mức 5% trong giai đoạn 2023-2028.

Capture.PNG

Dù vậy, việc kéo dài thực thi nghiêm ngặt quy định không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia dự kiến sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia trong trung hạn. 

Trong khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100) có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 thì việc thực thi Nghị định này, đặc biệt là lỗi điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia, chỉ trở nên chặt chẽ hơn vào đầu năm 2023. Vào ngày 27/06/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ, tiếp tục thực hiện quy định nồng độ cồn bằng không khi tham gia giao thông. 

Theo quan điểm của nhóm phân tích, điều này có thể tác động tiêu cực đến sản lượng tiêu thụ bia trong trung hạn. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể thích ứng bằng cách chuyển sang tiêu thụ bia tại kênh mua về (rượu, bia được bán để tiêu dùng ở nơi khác) và/hoặc sử dụng dịch vụ gọi xe sau khi sử dụng bia ở kênh tại chỗ (tiêu thụ rượu, bia ngay tại điểm bán) trong dài hạn.

Dự kiến tăng thuế tiêu thụ đặc biệt không tác động nhiều đến tỷ suất lợi nhuận của Sabeco

Vietcap tin rằng khả năng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2026 dự kiến sẽ tác động không đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận của Sabeco (SAB). Vào tháng 6/2024, Bộ Tài chính (BTC) đã đề xuất sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm 2 phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia.

Capture1.PNG

Phương án 1/2 của BTC đề xuất lần lượt tăng thuế suất lên 70%/80% vào năm 2026 (từ mức 65% hiện tại), sau đó tăng 5%/năm cho đến khi đạt 90%/100% vào năm 2030. Dự thảo luật dự kiến được Quốc hội thảo luận vào tháng 10/2024 và có khả năng được thông qua vào tháng 5/2025. 

Do Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được thông qua, Vietcap hiện vẫn giữ nguyên quan điểm thận trọng và áp dụng phương án 2 của BTC làm kịch bản cơ sở cho dự báo đối với SAB.

Capture2.PNG

Sau khi xem xét tác động của thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt lên SAB, Vietcap cho rằng diễn biến chung của tăng trưởng sản lượng bia sau khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên là tăng trưởng chậm lại trong 2 hoặc 3 năm đầu, sau đó phục hồi mạnh mẽ. 

Với tỷ suất lợi nhuận, biên lợi nhuận gộp mảng bia không bị ảnh hưởng đáng kể từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, mà do SAB chuyển phần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cho người tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của Chính Phủ về việc kiểm soát tiêu thụ rượu bia. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp đã giảm rõ rệt trong năm 2018, do tác động tổng hợp của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng.

Nhìn chung, Vietcap cho rằng thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng bán bia trong 2 hoặc 3 năm đầu sau khi thực hiện tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi nhìn chung không có tác động đáng kể đến biên lợi nhuận nhờ chuyển phần thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cho người tiêu dùng.

Do đó, Vietcap dự báo tăng trưởng sản lượng bán bia của SAB sẽ giảm tốc trong giai đoạn 2026-2027, trong khi đó kỳ vọng tác động không đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận của SAB.

Sabeco dự kiến hưởng lợi và tiếp tục giành thêm thị phần

Nhóm phân tích cũng kỳ vọng SAB và Heineken (Việt Nam) sẽ duy trì vị thế thống trị (nắm giữ khoảng 80% thị phần) trong thời gian tới. Carlsberg (Việt Nam) đã dần giành được thêm thị phần và kỳ vọng điều này sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, theo dự báo Habeco sẽ phải đối mặt với thách thức do năng lực cạnh tranh yếu.

Capture.PNG

Trong tương lai, nhóm phân tích kỳ vọng SAB và Heineken (Việt Nam) sẽ duy trì vị thế thống trị về mặt sản lượng bán hàng. Carlsberg (Việt Nam) đã dần giành được thêm thị phần và kỳ vọng điều này sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, theo dự báo Habeco sẽ phải đối mặt với thách thức do năng lực cạnh tranh yếu.

Vietcap cho rằng SAB có vị thế tốt để giành lại thị phần trong các năm tới nhờ việc thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến tăng từ năm 2026 có thể gây ra tác động tiêu cực đối với các dòng bia cao cấp nhiều hơn so với các dòng bia phổ thông: SAB chủ yếu tập trung vào phân khúc phổ thông, nên giá bia của công ty sẽ tăng ít hơn (về mặt giá trị tuyệt đối) so với Heineken (Việt Nam), vốn mạnh về các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng. 

Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực thi nghiêm ngặt quy định không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia có thể sẽ khuyến khích việc tiêu thụ bia tại kênh mua về SAB có vị thế mạnh tại kênh mua về với mạng lưới phân phối trên toàn quốc, có thể giúp công ty hưởng lợi từ sự dịch chuyển này.

"Chúng tôi kỳ vọng SAB sẽ được hưởng lợi từ mức tiêu thụ bia dần phục hồi từ năm 2024. Chúng tôi dự báo SAB sẽ chia cổ tức tiền mặt ở mức 3.500 đồng/cổ phiếu (lợi suất khoảng 6%) mỗi năm trong 5 năm tới, được hỗ trợ bởi vị thế tài chính và dòng tiền vững chắc. P/E dự phóng năm 2024/25 của chúng tôi cho SAB lần lượt ở mức 16,1/14,9 lần, thấp hơn trung vị P/E trung bình 10 năm của các công ty cùng ngành là 26,2 lần", báo cáo Vietcap nêu rõ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm