Sức khỏe

Rà soát khẩn nhân viên y tế tư vấn, bán sữa, thực phẩm chức năng trong bệnh viện

Tóm tắt:
  • Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu rà soát nhân viên tư vấn bán sữa giả.
  • Phát hiện sữa giả và thuốc tân dược giả gây hậu quả lớn.
  • Bệnh viện thu hồi sản phẩm sữa giả và cảnh báo người bệnh.
  • Bộ Y tế đề nghị kiểm tra, kiểm soát quảng cáo và kê đơn thuốc.
  • Chính quyền địa phương được khuyến nghị kiểm soát thực phẩm giả.

Yêu cầu trên được Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đưa ra ngày 20/4, trong bối cảnh gần đây có thông tin phản ánh tình trạng nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà sử dụng các sản phẩm sữa do một số doanh nghiệp sản xuất, phân phối và được điều tra, phát hiện là sữa giả. Cùng đó, lực lượng công an cũng triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn với 21 loại, thu lời bất chính gần 200 tỷ đồng.

Ngoài yêu cầu rà soát, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện theo quy định.

Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám chữa bệnh...

Hôm 12/4, Bộ Công an thông tin triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỷ đồng. Số lượng lớn sữa giả được bán công khai ở nhiều nơi trong 4 năm qua. 

Những ngày qua, lần lượt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn thông báo dừng tư vấn cho bệnh nhân sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, Hapomil do phát hiện các nhãn sữa này thuộc công ty trong đường dây sữa giả sản xuất.

Điểm chung của hai bệnh viện này là các nhãn sữa trên đây vào bệnh viện đều qua đấu thầu rộng rãi (nghĩa là chính thống). 

Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 19/4 cho biết, Bộ Y tế không hạn chế nhà thầu nhưng cần đảm bảo chất lượng.

Ông Đức cũng nhìn nhận thuốc giả, sữa giả là vấn đề nhức nhối trong ngành y tế, ảnh hưởng đến người bệnh. Quan điểm của ông là sữa giả, thuốc giả có xâm nhập được vào bệnh viện hay không sẽ liên quan tới công tác quản trị của đơn vị. Trong đó, giám đốc bệnh viện là người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm và đưa ra quy chế trong kê đơn, bán thuốc, cung cấp các dịch vụ trong bệnh viện.

"Quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.

Liên quan đến việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

"Rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm)", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn yêu cầu.

Cùng đó, ông Thuấn cũng yêu cầu các bệnh viện tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám chữa bệnh, như: Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành; Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi...

Các hành vi như lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi; Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận... cũng được xếp vào nhóm hành vi bị cấm. 

Chỉ đạo khẩn của Bộ Y tế về hậu kiểm sau vụ 573 loại sữa giả tuồn ra thị trường

Chỉ đạo khẩn của Bộ Y tế về hậu kiểm sau vụ 573 loại sữa giả tuồn ra thị trường

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện loạt biện pháp để kiểm soát thực phẩm giả, kém chất lượng trong bối cảnh thông tin về 573 loại sữa giả tuồn ra thị trường khiến người dân lo lắng, bất an.
Sữa giả lọt vào bệnh viện, kiến nghị tổng rà soát toàn bộ nhà cung cấp

Sữa giả lọt vào bệnh viện, kiến nghị tổng rà soát toàn bộ nhà cung cấp

Phó Giáo sư Đào Xuân Cơ cho biết ông sẽ kiến nghị trong hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện phía Bắc về việc tổng rà soát xem có sữa giả trong các cơ sở y tế hay không.
Loạt bệnh nhân ung thư chia sẻ đã uống sữa giả ngay sau xạ trị

Loạt bệnh nhân ung thư chia sẻ đã uống sữa giả ngay sau xạ trị

Sau giờ truyền hóa chất mệt mỏi, bà N.T.H. cố từng ngụm sữa với hy vọng sớm bình phục nhưng sau đó tá hỏa vì mình đã uống phải sữa giả.

 

Các tin khác

Lãnh đạo doanh nghiệp đua nhau bán cổ phiếu

Gia đình Giám đốc Công ty CP Vận tải biển Hải Âu bán gần 25% vốn, cổ đông lớn của Công ty CP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia bán ra gần 1,4 triệu cổ phiếu RYG, hai quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund và KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund đã bán 400.000 cổ phiếu của Công ty CP Long Hậu… trong lúc thị trường chứng khoán biến động.

Những lưu ý đặc biệt khi xét tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội

Gần 1.000 học sinh các trường THPT khu vực phía Bắc có một ngày trải nghiệm thành sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Trong thời gian trải nghiệm, có thể thấy, ngoài yêu cầu cao về năng lực, để trở thành sinh viên trường y, học sinh phải thực sự yêu thích lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Dịch sởi có xu hướng giảm

Số ca nghi mắc sởi trên toàn quốc tiếp tục giảm, với 4.122 trường hợp được ghi nhận trong tuần qua, thấp hơn 8,8% so với tuần trước.

Tin xem nhiều