Bất động sản

Quá trình tăng vốn nhanh chóng của doanh nghiệp đang “một mình một ngựa” tại dự án 1.200 tỷ đồng ở Hưng Yên

Quá trình tăng vốn nhanh chóng của doanh nghiệp đang “một mình một ngựa” tại dự án 1.200 tỷ đồng ở Hưng Yên - Ảnh 1.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Hà Nội đã có quá trình tăng vốn thần tốc trước khi trở thành doanh nghiệp “một mình một ngựa” tại dự án khu nhà ở 1.200 tỷ ở Hưng Yên. Ảnh: Thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Theo các thông tin công khai, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Hà Nội là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án khu nhà ở hơn 1200 tỷ tại Hưng Yên.

Trước đó, ngày 18/7, tỉnh Hưng Yên đã phát đi thông tin trên hệ thống đấu thầu qua mạng Quốc gia về việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thị trấn Văn Giang trên địa bàn thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng.

Theo sở KH&ĐT tỉnh Hưng Yên , về quy mô đầu tư của dự án, theo phương án được Sở KH&ĐT tỉnh Hưng Yên công bố, dự án có diện tích đất thực hiện dự án 35.943 m2; quy mô dân số 1.454 người - Quy mô đầu tư xây dựng công trình (theo nội dung Quyết định số 2021/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thị trấn Văn Giang).

Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ điện tử thực hiện dự án (E-HSĐKTHDA) của dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thị trấn Văn Giang là 25/08/2023.

Quá trình tăng vốn nhanh chóng

Về năng lực của doanh nghiệp duy nhất đăng ký thực hiện dự án khu nhà ở hơn 1200 tỷ tại Hưng Yên, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Hà Nội được thành lập ngày 9/2/2017. doanh nghiệp có người đại diện pháp luật là bà Cao Thị Hoan.

Quá trình tăng vốn nhanh chóng của doanh nghiệp đang “một mình một ngựa” tại dự án 1.200 tỷ đồng ở Hưng Yên - Ảnh 2.

Nguoofn: MPI

Tính đến thời điểm trước ngày 16/7/2020 , doanh nghiệp này chỉ có vốn điều lệ ở mức 40 tỷ đồng với 2 thành viên góp vốn là bà Cao Thị Hoan (góp 30 tỷ đồng tương đương 75% vốn điều lệ) và một cá nhân khác là Lưu Thanh Thủy (góp 10 tỷ đồng, tương ứng 25% vốn điều lệ).

Đến thời điểm ngày 16/7/2020 , doanh nghiệp có biến động về vốn góp cổ đông khi số vốn điều lệ giữ nguyên nhưng tỷ lệ góp vốn và cá nhân góp vốn thay đổi. Cụ thể, sau thay đổi, bà Cao Thị Hoan góp 34 tỷ đồng, tương đương 85% vốn điều lệ.

Cá nhân góp vốn khác là Lưu Thanh Thủy được thay đổi thành Nguyễn Tuấn Anh, đồng thời giảm số vốn góp xuống còn 6 tỷ đồng, tương đương 15% vốn điều lệ.

Quá trình tăng vốn nhanh chóng của doanh nghiệp đang “một mình một ngựa” tại dự án 1.200 tỷ đồng ở Hưng Yên - Ảnh 3.

Nguồn: MPI

Đến thời điểm 6/5/2021 , cơ cấu cổ đông góp vốn của doanh nghiệp tiếp tục có sự thay đổi khi bà Cao Thị Hoan giảm số vốn góp xuống còn 18 tỷ đồng (45% vốn), cá nhân Nguyễn Tuấn Anh giữ nguyên mức góp vốn 6 tỷ đồng. Đồng thời doanh nghiệp xuất hiện thêm cá nhân Trương Thị Thanh Hiền góp 16 tỷ đồng (40% vốn). Tại thời điểm này, doanh nghiệp vẫn có vốn điều lệ ở mức 40 tỷ đồng.

Quá trình tăng vốn nhanh chóng của doanh nghiệp đang “một mình một ngựa” tại dự án 1.200 tỷ đồng ở Hưng Yên - Ảnh 4.

Nguồn: MPI

Đến thời điểm 27/4/2022 , doanh nghiệp có cú tăng vốn bất ngờ từ mức 40 tỷ đồng lên mức 310 tỷ đồng . Lúc này bà Cao Thị Hoan góp 139,5 tỷ đồng, cá nhân Nguyên Tuấn Anh góp 46,5 tỷ đồng và cá nhân Trương Thị Thanh Hiền góp 124 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp không thay đối.

Quá trình tăng vốn nhanh chóng của doanh nghiệp đang “một mình một ngựa” tại dự án 1.200 tỷ đồng ở Hưng Yên - Ảnh 5.

Nguồn: MPI

Đến thời điểm 6/1/2023 , doanh nghiệp tiếp tục tăng vốn khủng từ mức 310 tỷ đồng lên 860 tỷ đồng . Lúc này bà Cao Thị Hoan góp 387 tỷ đồng, cá nhân Nguyên Tuấn Anh góp 129 tỷ đồng và cá nhân Trương Thị Thanh Hiền góp 344 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp không thay đối.

Gần đây nhất, tại thời điểm 10/5/2023 , doanh nghiệp tiếp tục có biến động về cơ cấu góp vốn khi giữ nguyên mức vốn điều lệ 860 tỷ đồng nhưng cá nhân góp vốn Trương Thị Thanh Hiền được thay thế bằng cá nhân Trần Quang Trung (góp 344 tỷ đồng).

Sự “trùng hợp” của 2 doanh nghiệp cùng đăng ký dự án “khủng” tại Hưng Yên

Bà Cao Thị Hoan (SN 1956) là người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Hà Nội cũng là cá nhân có liên quan mật thiết đến Công ty CP Hưng Thịnh Phát Hà Nội , doanh nghiệp cũng đang “một mình một ngựa” tại dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở Hưng Thịnh Phát giai đoạn II trên địa bàn thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang quy mô 849 tỷ đồng.

Cụ thể, Hưng Thịnh Phát Group Hà Nội được thành lập vào tháng 6/2017, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Thời điểm ban đầu, công ty này có vốn điều lệ 28 tỷ đồng. Đến tháng 3/2018, bà Cao Thị Hoan trở thành chủ doanh nghiệp này, thay thế cho người tiền nhiệm là ông Bùi Đức Hạnh.

Cùng với quá trình tăng vốn của Hưng Thịnh Phát Group Hà Nội, tỷ lệ sở hữu của bà Hoan tại đây đã giảm từ 80% xuống còn 50%. Theo đó tại ngày 1/3/2022, công ty này có vốn điều lệ 210 tỷ đồng, gồm bà Cao Thị Hoan (50%) và bà Vũ Thị Thảo (50%). Ở chi tiết đáng chú ý, bà Cao Thị Hoan còn là chủ của Công ty TNHH Pro-Invest One – Doanh nghiệp từng do bà Vũ Thị Thảo và ông Bùi Đức Hạnh nắm đến 90% vốn (tháng 6/2019).

Trở lại với Hưng Thịnh Phát Group Hà Nội, đến ngày 23/12/2022, công ty này nâng vốn điều lệ 710 tỷ đồng, thành phần cổ đông lúc này gồm các ông/bà: Lương Tiến Hùng (18%); Lưu Thị Kim Chung (20%); Vũ Thị Thảo (2%); Đỗ Tri Tân (9%) và ông Tạ Tường Thịnh (51%). Chức danh Giám đốc kiêm đại diện pháp luật do bà Vũ Thị Sợi (SN 1986) đảm nhiệm.

Trong đó, ông Tạ Tường Thịnh - người nắm quá bán cổ phần Hưng Thịnh Phát Group Hà Nội hiện đang là cổ đông lớn tại loạt doanh nghiệp khác, bao gồm 28% cổ phần Công ty TNHH Đầu tư Civico (24/2/2022); 15% vốn tại Công ty TNHH Ecoever. Ông Thịnh còn là đại diện chi nhánh CTCP Nhựa Thái Bình Dương (PACIFIC PLASTIC) tại Hà Nội. Chủ tịch PACIFIC PLASTIC là ông Tạ Vũ-Người có cùng địa chỉ thường trú với ông Tạ Tường Thịnh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm