Kỹ năng sống

Quả cam có 1 bộ phận cực quý, trị bệnh rất tốt nhưng người Việt thường ném bỏ

Vào những ngày mùa hè nóng nực, nước cam là một trong những thức uống được người Việt sử dụng nhiều nhất. Lý do là bởi cam có chứa nhiều vitamin C, rất có lợi trong việc phục hồi sức khỏe những ngày nắng nóng.

Theo Healthline, nước cam là thứ nước ép tự nhiên an toàn, lành tính và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, được tin dùng như một thứ đồ bổ dành cho trẻ em, người già, người suy nhược cơ thể... Bên cạnh đó, cam còn có lợi trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Quả cam có 1 bộ phận cực quý, trị bệnh rất tốt nhưng người Việt thường ném bỏ - Ảnh 1.

Hầu như chúng ta thường vắt hết nước trong quả cam và ném bỏ vỏ. Thực tế, vỏ cam lại chính là bộ phận đắt giá nhất, có thể đem lại công dụng trị bệnh rất tốt. Bàn giải về vỏ cam, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) đã có một số chia sẻ như sau.

Có ý kiến cho rằng vỏ cam có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng thường bị vứt đi, điều này có đúng không, thưa lương y?

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng: Không chỉ phần múi, phần vỏ cam cũng là bộ phận quý giá của loại quả này vì có thể dùng để chữa bệnh tiêu hóa. Vỏ cam có tính vị cay, thơm, tính ấm. Tác dụng thông, khí trệ, tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy rằng, tinh dầu của vỏ cam có thể kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại. Vỏ cam còn chứa chất synephrine alkaloid có tác dụng giảm cholesterol ở gan. Thậm chí, người Ấn Độ còn ăn cam nguyên trái như một cách giải độc cơ thể.

Quả cam có 1 bộ phận cực quý, trị bệnh rất tốt nhưng người Việt thường ném bỏ - Ảnh 2.

Ngoài vỏ quả cam thì vỏ của cây cam cũng là một vị thuốc hạ khí, điều hòa tỳ vị.

Chúng ta có thể tận dụng vỏ cam như thế nào trong cuộc sống hàng ngày, thưa ông?

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng:

- Để trị tiêu hóa kém, bạn có thể dùng vỏ cam phơi khô, lượng tùy dùng, đem sắc nước uống.

- Để trị phù sau sinh, có thể dùng vỏ cam và vỏ bưởi khô cùng ngũ gia bì, lượng vừa đủ bằng nhau, đem đi sắc uống.

- Ngoài ra, có thể tận dụng vỏ cam để chống say tàu xe . 1 tiếng trước khi lên xe hãy gấp vỏ cam tươi lại, dùng ngón tay bóp vào lỗ mũi vài giọt tinh dầu vỏ cam. Đồng thời giữ vỏ cam trên tay hít hà liên tục sẽ có thể chống say tàu xe rất hiệu quả.

- Để giảm đầy hơi, hãy dùng vỏ cam tươi ngâm với nước sôi, thêm một lượng đường thích hợp để pha trà vỏ cam có tác dụng loại bỏ chứng đầy hơi, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và làm dịu cổ họng.

Quả cam có 1 bộ phận cực quý, trị bệnh rất tốt nhưng người Việt thường ném bỏ - Ảnh 3.

- Nước sắc với 30 gam vỏ cam có thể chữa hôi miệng.

- Nước sắc từ vỏ cam và vài lát gừng có thể chữa được chứng lạnh bụng và nôn mửa.

Có lưu ý điều gì khi dùng vỏ cam chữa bệnh không, thưa lương y?

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng: Trước khi dùng bạn cần phải rửa sạch vỏ cam bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn, các chất có hại trên vỏ. Vỏ của quả cam có kết cấu và khá cứng, do đó, nó có thể gây khó chịu khi ăn và cũng như khi tiêu hóa. Vỏ cam tươi có nhiều tinh dầu. Nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, do đó vỏ nên được nấu chín hoặc phơi khô. Ngoài ra, vỏ cam nên cắt mỏng, dài để tiết ra nhiều tinh dầu, nên thêm gia vị để tránh vị đắng.

Nhiều người cho rằng nước cam rất tốt vì thế đã dùng thay nước uống cả ngày, điều này có nên không?

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng: Cái gì muốn tốt cũng cần dùng chừng mực, không nên uống nước cam thay nước lọc vì cam rất nhiều đường. Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể chuẩn bị hoạt động và làm việc, sẽ tiêu thụ các khoáng chất, sắt, vitamin của cam một cách hiệu quả nhất.

Mọi người nên uống nước cam sau khi ăn sáng khoảng 1-2 giờ để đạt được hiệu quả và hấp thụ được hết dưỡng chất.

Quả cam có 1 bộ phận cực quý, trị bệnh rất tốt nhưng người Việt thường ném bỏ - Ảnh 4.

Người đang uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh không nên uống nước cam vì thành phần axit trong nước cam có thể phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc, khiến thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn.

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng không nên uống nước cam vì thức uống này chứa nhiều axit, khi đi vào cơ thể người bệnh có thể gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

Uống nhiều nước cam có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và gây ra tiêu chảy. Đặc biệt không nên uống khi bụng đói, kẻo axit trong cam sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Cảm ơn lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng vì đã dành thời gian chia sẻ!

Cùng chuyên mục

Đọc thêm