Tờ Financial Times đưa tin, nhóm Quản tài viên (liquidator), hợp tác xã mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn) của China Evergrande đã khởi kiện PwC. Theo đó, phía Evergrande đã cáo buộc công ty kiểm toán Big Four này có hành vi "sơ suất" và "khai báo sai" trong quá trình kiểm toán tại Evergrande.
Các luật sư của bên quản tài viên đã bắt đầu quá trình tố tụng chống lại PwC Hong Kong và PwC Zhong Tian, chi nhánh của công ty tại Trung Quốc đại lục, vào tháng 3. Các tài liệu mà Financial Times có được hiện không nêu rõ số tiền mà bên kiện đòi.
Bản đệ trình lên Tòa án tối cao Hồng Kông vào tháng 3, được gọi là lệnh triệu tập, đặt nền tảng cho một vụ kiện pháp lý sẽ làm tăng thêm những rắc rối mà PwC đang phải đối mặt khi công ty này chuẩn bị chịu các hình phạt từ chính quyền Trung Quốc vì hoạt động kiểm toán tại Evergrande.
Năm ngoái, PwC đã từ chức kiểm toán viên của tập đoàn bất động sản này. Là bên kiểm toán, PwC đã chứng minh được rằng Evergrande hoàn toàn khỏe mạnh trong hơn một thập kỷ trước khi sụp đổ. Theo một tài liệu tòa án riêng mà FT xem được, bên quản tài viên cũng đã bắt đầu tiến hành tố tụng tại tòa án chống lại công ty dịch vụ bất động sản thương mại quốc tế CBRE và nhóm tư vấn Avista Valuation Advisory về các báo cáo định giá mà họ đã lập cho Evergrande và các công ty con của công ty này vào năm 2018.
China Evergrande là công ty phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới khi vỡ nợ quốc tế vào năm 2021 với hơn 300 tỷ USD nợ phải trả. Điều đó đã gây ra cuộc khủng hoảng tiền mặt rộng hơn trong lĩnh vực bất động sản, gây chấn động toàn bộ hệ thống tài chính của Trung Quốc.
Các hồ sơ nộp lên tòa án thay mặt cho bên quản tài viên của Evergrande, các chuyên gia tái cấu trúc của Alvarez & Marsal là Eddie Middleton và Tiffany Wong, là dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ của công ty phát triển bất động sản này có thể gây ra hậu quả lớn cho các công ty dịch vụ chuyên nghiệp toàn cầu đã giúp công ty này phát triển nhanh chóng.
Trong hồ sơ nộp lên, các luật sư đại diện cho bên quản tài viên cho biết các khiếu nại đối với PwC là về "tổn thất và thiệt hại" liên quan đến "vi phạm hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ… trình bày sai sự thật, bất cẩn và/hoặc làm giàu bất chính".
Riêng PwC đang phải đối mặt với khả năng bị chính quyền Trung Quốc phạt vì đã kiểm toán cho các chi nhánh khác nhau của Evergrande. Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc cho biết vào tháng 3 rằng đơn vị bất động sản tại đại lục của họ đã thổi phồng doanh thu lên 78 tỷ USD vào năm 2019 và 2020.
Liquidator - người quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp (công ty).
Các đối tác tại PwC lo ngại rằng họ có thể phải đối mặt với một số hình phạt lớn nhất từng được áp dụng đối với một công ty Big Four tại Trung Quốc. Tờ FT đưa tin vào tháng 2 rằng Middleton và Wong đang chuẩn bị đệ đơn kiện PwC về hành vi có thể là "sơ suất".
Vào tháng 1, một thẩm phán Hồng Kông đã chỉ định 2 chuyên gia tái cấu trúc kể trên làm quản tài viên của Evergrande niêm yết tại Hồng Kông sau khi kế hoạch tái cấu trúc ở nước ngoài của công ty này thất bại. Nhưng các chuyên gia tái cấu trúc cho biết vẫn chưa rõ những người này có thể thu hồi được bao nhiêu vì hầu hết tài sản của Evergrande đều nằm ở Trung Quốc đại lục, nơi hoạt động theo một hệ thống pháp lý khác.
Hôm thứ hai, bên quản tài viên của Evergrande cho biết trong hồ sơ nộp lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông rằng họ đã bắt đầu các thủ tục tố tụng tại tòa án để "thu hồi" các khoản tiền bao gồm "cổ tức và thù lao" trị giá tổng cộng khoảng 6 tỷ USD từ người sáng lập Hui Ka Yan và các giám đốc điều hành cấp cao khác của công ty.
Một tài liệu tòa án khác thu được vào thứ ba đã cung cấp thông tin chi tiết về tài sản toàn cầu của ông Hui, có giá trị lên tới 7,7 tỷ USD. Tài sản của ông này Hui bao gồm hai chiếc xe Rolls-Royce Phantom, ba máy bay phản lực và hai du thuyền cũng như bất động sản ở London và Los Angeles.
Theo: Financial Times