Doanh nghiệp

Peter Ma: Vị tỷ phú Trung Quốc kín tiếng đang nỗ lực "tách đôi" HSBC

Trong nhóm những tài phiệt của Trung Quốc có ba “ông họ Mã” đang nằm trong những vị trí hàng đầu. Jack Ma - nhà sáng lập Alibaba, Pony Ma - ông chủ của Tencent và chủ tịch tập đoàn bảo hiểm Bình An - Peter Ma đã gây dựng nên những công ty lớn nhất thế giới, và mang về cho mình tổng tài sản lên đến hàng chục tỷ USD.  Tuy nhiên Peter Ma, cổ đông lớn đứng sau yêu sách tái cơ cấu HSBC tuần trước, vốn từ xưa đến vẫn là người kín tiếng hơn cả.

Nhưng điều đó đã thay đổi khi công ty Bình An, nhà đầu tư lớn nhất tại HSBC với 9.2% cổ phần nắm giữ, đã có một động thái bất ngờ khi yêu cầu ngân hàng cho vay này tách riêng hai nhánh hoạt động tại châu Á và phương Tây: điều được cho là màn tái cơ cấu lớn nhất trong lịch sử 157 năm hoạt động của HSBC. Điều này còn khó ngờ hơn nữa vì công ty bảo hiểm Bình An từng có thời là công ty con của HSBC.

Peter Ma: Vị tỷ phú Trung Quốc kín tiếng đang nỗ lực tách đôi HSBC - Ảnh 1.

Peter Ma - vị lãnh đạo của Bình An

 Bước đi ra trước ánh đèn công luận là không dễ dàng gì với Peter Ma, vị lãnh đạo 67 tuổi thành lập ra Bình An từ năm 1988. Từ đó đến nay, ông đã biến công ty của mình trở thành một trong hai công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, với vốn hóa lên đến 116,7 tỷ USD. Không giống như hai tỷ phú họ Mã còn lại, ông hiếm khi xuất hiện trước công chúng, gần như không bao giờ trả lời phỏng vấn và doanh nghiệp của ông không hề bị chính quyền Bắc Kinh hay truyền thông Trung Quốc dòm ngó. Một người làm lâu năm trong lĩnh vực tài chính tại Hong Kong có quen biết với Peter Ma đã chia sẻ với Financial Times: “Ông ta là một tay chơi ẩn mình chứ không thích hào nhoáng. Ông ấy đã tập cho mình phong thái yên tĩnh. Ông hiểu rằng mình đang ở trên một con thuyền mà mình không phải thuyền trưởng.” 

Dưới con mắt giám sát nghiêm ngặt của giới chức Bắc Kinh, ông Mã đã kiến tạo nên ngành bảo hiểm hiện đại tại Trung Quốc. Khi Bình An mới thành lập, đất nước này chưa hề có ngành bảo hiểm và tại thành phố Thâm Quyến, nơi công ty đặt chủ sở, bấy giờ chỉ toàn đất ruộng. Mặc cho người dân Trung Quốc bấy giờ vốn ngại nói về chuyện sinh tử, ông Mã vẫn vượt qua rào cản văn hóa và bán được nhiều gói bảo hiểm nhân thọ. Bấy giờ, việc tồn tại của một công ty tư nhân còn quá xa lạ với người dân Trung Quốc, đến nỗi khi đi bán hàng, nhân viên của ông còn phải cầm theo một bản copy giấy phép hoạt động của công ty để không bị nhầm là lừa đảo.

Peter Ma: Vị tỷ phú Trung Quốc kín tiếng đang nỗ lực tách đôi HSBC - Ảnh 2.

Bình An là một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc

Vậy mà chỉ ba thập kỷ sau, Bình An đã có hơn 360 nghìn nhân viên và 220 triệu khách hàng, gần như bao trọn thị trường Trung Quốc. Xây dựng được một doanh nghiệp lên đến tầm này đòi hỏi sự nhạy cảm chính trị cao. Ông Mã đã cố gắng lèo lái Bình An tránh khỏi sự kiểm soát của ngân hàng quốc doanh Trung Quốc, vốn là cổ đông lớn của công ty, và biến nó thành một doanh nghiệp độc lập. Sau đó, ông thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài như Morgan Stanley, Goldman Sách và HSBC được mua cổ phần sở hữu công ty. Bình An sau đó đã trở thành cơ sở tài chính đầu tiên tại Trung Quốc có nhà đầu tư nước ngoài, và vào 2004 là công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn giao dịch Hong Kong.

Triết lý cốt lõi của Bình An là dung hòa văn hóa đông và tây. Tập hợp những bài viết của ông Mã về lịch sử công ty mang tên Ngôn ngữ từ trái tim của Bình An đã miêu tả việc xây dựng tập đoàn dựa trên cả triết lý cảu Khổng Tử và Albert Einstein. Thậm chí tượng đồng của hai vĩ nhân này còn nằm tại sảnh chính tại trường đào tạo của Bình An đặt tại Thâm Quyến. Theo nguồn tin của Financial Times, quyết định mua lại cổ phần HSBC - một ngân hàng từ xưa đã có lịch sử kết nối Á - Âu - xuất phát từ cuộc trò chuyện giữa ông Mã với người bạn lâu năm Mark Tucker, chủ tịch ngân hàng và hiện là chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm AIA.

Peter Ma: Vị tỷ phú Trung Quốc kín tiếng đang nỗ lực tách đôi HSBC - Ảnh 3.

 Nhưng ngay cả khi tham vọng của ông mở rộng sang những mảng như ngân hàng, blockchain, quản lý tài sản hay quản lý giao thông với các chiến dịch thâu tóm mãnh liệt, ông Mã vẫn quả quyết rằng chỉ nhắm đến thị trường trong nước. Năm 2018, trả lời phỏng vấn Financial Times, ông chia sẻ rằng Bình An là “một trong những công ty Trung Quốc có tính quốc tế nhất”, nhưng bác bỏ ý tưởng mở rộng sang nước ngoài. Một người quen của ông đã trả lời với báo: “Ông ta đang chơi trò chính trị, thể hiện ra mình là người tập trung vào thị trường nội địa.” Theo người này, thực ra ông Mã muốn công ty mang tính quốc tế hơn nhiều. Mặc dù Peter Mã là sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Vũ Hán, đồng tổng giám đốc của công ty, Jessica Tan lại học ở MIT và từng làm việc 10 năm cho McKinsey.

Quyết định im hơi lặng tiếng của ông hóa ra lại là khôn ngoan, khi nhìn sang số phận các tài phiệt như Jack Ma đang bị Bắc Kinh trừng phạt vì đi quá quyền hạn. “Ông Mã này rất khôn ngoan về tình hình thực tế của nước Trung Quốc hiện đại” - nguồn tin cho hay. Các nhà tỷ phú đối mặt với sự nghi ngờ thường trực từ Trung Quốc. Những tấm gương tày liếp có thể kể đến là vụ bắt giữ lãnh đạo công ty bảo hiểm Anbang năm 2018, và màn IPO bị ngăn lại của Ant Financial vào 2020. 

Gắn bó gần gũi với chính phủ có thể trở thành một bước đi phòng vệ có phần. Trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro hệ thống, giới chức Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu cao về nguồn vốn đối với các tập đoàn tài chính “quá lớn để sụp đổ”: nếu Bình An bị giám sát quá chặt chẽ, ông Mã cùng gia tài của ông sẽ nằm trong tầm tay của chính phủ.  Công ty cũng gặp áp lực tài chính sau thương vụ đầu tư thảm họa vào China Fortune Land, gây nên khoản thất thu 6.5 tỷ USD năm ngoái. Giá cổ phiếu công ty cũng đã giảm một nửa từ đầu 2021.

Thái độ thay đổi cua rông Mã với ngân hàng HSBC có lẽ đã được Bắc Kinh thông qua. Nỗ lực đưa thế lực nội địa nắm kiểm soát ngân hàng tương đồng với kế hoạch kinh tế lớn của Trung Quốc nhằm tách khỏi sự phụ thuộc vào phương Tây. 

Nếu Peter Mã thành công trong việc tách đôi HSBC, ông trùm bảo hiểm sẽ trở thành tâm điểm chú ý khi Bắc Kinh nắm ảnh hưởng lên một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm