Tài chính

Ông Hồ Hùng Anh nói gì về việc Techcombank không chia cổ tức, không đua tăng vốn điều lệ?

Sáng nay (23/4), Ngân hàng Techcombank (TCB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Bên cạnh câu chuyện cho vay bất động sản, đầu tư trái phiếu, nhiều cổ đông cũng đã đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo ngân hàng về việc Techcombank tiếp tục không chia cổ tức cho cổ đông.

Một cổ đông thắc mắc, lần tăng vốn gần nhất của Techcombank là 2018 và từ đó đến nay không tăng nữa, vậy kế hoạch tăng vốn trong các năm tới như thế nào?

Trong khi đó, một cổ đông khác cho biết, xu hướng 2020-2021 là chia cổ tức bằng cổ phiếu, như VPBank chia luôn 80% năm 2021 và năm nay chia tiếp 50%, thậm chí còn phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, họ sẽ tăng vốn điều lệ lên lớn nhất ngân hàng, thậm chí vượt các ngân hàng quốc doanh. "Nếu chúng ta chia cổ tức bằng cổ phiếu thì chúng ta vẫn giữ lại lợi nhuận, tại sao chúng ta không làm? Vốn điều lệ càng lớn thì uy tín càng lớn. Nếu chia thì vốn điều lệ của chúng ta cũng sẽ không thua VPBank. Thương hiệu của chúng ta cũng nổi bật hơn", vị cổ đông này đặt câu hỏi.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết, có nhiều luồng ý kiến về việc chia cổ tức, một bên muốn chia cổ tức bằng tiền mặt, một bên muốn chia để tăng vốn.

"Lộ trình chia cổ tức còn phụ thuộc vào lộ trình phát triển của ngân hàng hàng, mang lại lợi ích cho khách hàng và cổ đông dài hạn. Tôi cũng là cổ đông nhưng các vị.", ông Hùng Anh chia sẻ.

Chủ tịch Techcombank lý giải, hiện nay Ngân hàng Nhà nước hay các tổ chức quốc tế đều đánh giá dựa trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng chứ không phải vốn điều lệ, chỉ ngoại trừ một số chỉ số cần theo dõi về vốn điều lệ như mạng lưới, số chi nhánh.

Techcombank sẽ điều chỉnh vốn điều lệ đảm bảo nhu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu thời điểm này là không cần thiết. Trước đó, năm 2018 Techcombank đã chia tới 200%. "Giá trị doanh nghiệp vẫn vậy, chia cổ tức bằng cổ phiếu thì sẽ bị pha loãng. Nhiều người nghĩ chia xong thì giá cổ phiếu tăng, nhưng không phải vậy. Thậm chí, cổ đông còn phải trả 5% thu nhập cá nhân khi nhận được cổ tức bằng cổ phiếu. Tôi cho rằng như vậy không có lợi cho ngân hàng và cổ đồng".

Ông Hùng Anh cũng cho rằng, điều mà ngân hàng cần quan tâm, suy nghĩ là làm gì để thị trường định giá đúng về ngân hàng.

"Cách đây 5 năm, tôi đã nói không chia cổ tức trong 10 năm, nhưng 2017-2019 thì giá trị đã tăng gấp nhiều lần, là chiến lược phù hợp". Còn về việc điều chỉnh vốn điều lệ, tăng vốn từ phát hành cho NĐTNN, ngân hàng sẽ xem xét sao cho hợp lý.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Sốt đất "ảo" liên tiếp, khuyến cáo việc khai thác thông tin đất đai từ các trang mạng, ứng dụng

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước cho biết, một số ứng dụng và trang thông tin điện tử đã sử dụng dữ liệu bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh để tra cứu thông tin đất đai, thu phí người sử dụng và chạy quảng cáo. Các dữ liệu này không có cơ sở pháp lý, không phải do Sở cung cấp, chia sẻ theo quy định.

Sau “lệnh” siết phân lô, tách thửa loại đất “lùa gà” bị bán cắt lỗ nhưng mất thanh khoản

Tại vùng ven Hà Nội tràn lan các mảnh đất rộng được đầu cơ bất động sản tách thửa rồi thổi giá bán trục lợi. Tuy nhiên, sau lệnh "siết" phân lô, tách thửa đất nông nghiệp nhiều nhà đầu tư buộc bán cắt lỗ, nhưng tình hình thanh khoản không mấy khả quan.

Bóng đèn Điện Quang (DQC) nói gì trước lùm xùm xả thải lậu?

"Với định hướng và các tiêu chí nhất quán nêu trên, chúng tôi khẳng định thông tin liên quan tới Xí nghiệp Đèn ống Biên Hòa hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương của Công ty. Ngay khi sự việc xảy ra, Công ty đã chủ động rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất, phân loại, xử lý chất thải tại các hệ thống các chi nhánh – xí nghiệp thuộc đơn vị....", Bóng đèn Điện Quang (DQC) nói.

CEO Sông Hương Foods - Thế hệ F2 muốn đưa cà pháo thành món ăn quốc dân như Kim chi Hàn Quốc, sắp xuất khẩu lô đầu với 70.000 USD ngay tháng 5/2022

Về mặt thị trường, theo tham khảo một số liệu có thể chưa đầy đủ, năm 2021 tổng kim ngạch xuất khẩu gia vị giữa các nước thế giới 17 tỷ USD, họ dự đoán đến năm 2029 con số này lên tới 28 tỷ USD. Các sản phẩm gia vị của Việt Nam có thể xuất khẩu được thì có gia vị tươi, khô, thực phẩm chế biến; đặc biệt là sản phẩm lên men như mắm cà pháo, mắm dưa…