Kỹ năng sống

Ở nhà chăm con BẠC CẢ ĐẦU là có thật! 2 năm "chiến đấu" với lũ trẻ vì đại dịch mà như mất cả thanh xuân, chuyện không của riêng ai, tưởng đùa mà đúng 100%

Thời kỳ đầu khi đại dịch Covid-19 mới tấn công thế giới, Vanessa Garcia và chồng cô, Ignacio, đã nhận nuôi đứa con thứ hai của họ - một đứa bé 2 ngày tuổi mà họ phải gặp và đón con về nhà với cả găng tay và khẩu trang.

Khi các rạp chiếu đóng cửa, tắt điện tối om, Vanessa, một nhà văn kiêm nhà sản xuất ở bang Miami, không còn chỗ "tiêu thụ" những sản phẩm nghệ thuật mà cô tạo ra. Trong khi đó, anh Ignacio cũng vừa mới rời bỏ công việc - đi kèm với đó là khách hàng và... tiền lương.

Ở nhà chăm con BẠC CẢ ĐẦU là có thật! 2 năm chiến đấu với lũ trẻ vì đại dịch mà như mất cả thanh xuân, chuyện không của riêng ai, tưởng đùa mà đúng 100% - Ảnh 1.

Hình ảnh Vanessa trước và sau 2 năm ở nhà chăm con. Mái tóc của cô đã bạc đi mất một nửa và khiến cô "già đi rõ rệt".

Gia đình Vanessa đã mất luôn cả 2 năm 2020 và 2021 chỉ để bảo vệ quyết liên sự an toàn cho cả nhà, bao gồm 2 đứa nhỏ và ông bà của chúng, một người 98 tuổi và một người 90 tuổi.

"Quá nhiều thứ kéo đến", Vanessa nói với tờ Insider.

Cụm từ "quá nhiều" cũng là một cách nói ngắn gọn đối với hầu hết những người Mỹ đang phải gồng mình chiến đấu và vượt qua đại dịch. Đặc biệt là các bậc cha mẹ vừa phải đảm bảo công việc ở cơ quan vừa phải chăm sóc con cái, kèm cặp các con học online. Trong trường hợp của Vanessa, cô còn phải cáng đáng cả việc chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ già.

Một cuộc khảo sát từ đầu năm 2020 cho thấy những người có con cái phải chịu căng thẳng rõ rệt hơn so với những người không phải cha mẹ. Các nghiên cứu và câu chuyện chia sẻ gần đây sử dụng nhiều cụm từ mang tính tuyệt vọng hơn như "chạm đáy", "thịnh nộ", "khủng hoảng sức khỏe tâm thần" và "áp lực đè nén" khi thảo luận về việc chăm sóc trẻ.

Ở nhà chăm con BẠC CẢ ĐẦU là có thật! 2 năm chiến đấu với lũ trẻ vì đại dịch mà như mất cả thanh xuân, chuyện không của riêng ai, tưởng đùa mà đúng 100% - Ảnh 2.

Vanessa Garcia và gia đình cô.

Các bậc cha mẹ có con dưới 5 tuổi - chẳng hạn như Vanessa có con 2 tuổi và 4 tuổi - "hiện đang ở trong một dạng địa ngục đặc biệt", nhà văn Anya Kamenetz viết cho trang web NPR. "Vì những đứa trẻ này không thể tiêm phòng và các nhà trẻ (cả tư nhân và công lập) vẫn tiếp tục đóng cửa. Tình hình cũng rất tồi tệ đối với nhiều người là cha mẹ đơn thân".

"Đôi khi tôi có cảm giác thời kỳ đen tối này là vĩnh cửu, nhưng nó chắc chắn không phải vậy. Dù thế nào, nó cũng sẽ kết thúc", Vanessa nói với Insider.

Tất cả những căng thẳng và áp lực đều ảnh hưởng đến cảm giác và diện mạo của con người. Căng thẳng mãn tính làm tăng nhanh sự phát triển của quầng dưới mắt, nếp nhăn và cả chuyện tóc bạc, cơ thể tăng cân rõ rệt vì các phòng tập thể dục đóng cửa.

Với nhiều người, chuyện tàn phai nhan sắc thật khủng khiếp. Tuy nhiên, đối với Vanessa, việc để mái tóc của mình "tự do" chuyển từ sẫm, ngắn và tạo kiểu, sang xám, xoăn không khiến cô áp lực. Vanessa thoải mái chấp nhận, thay vì sống trong sự căng thẳng và oán trách nghịch cảnh.

Ở nhà chăm con BẠC CẢ ĐẦU là có thật! 2 năm chiến đấu với lũ trẻ vì đại dịch mà như mất cả thanh xuân, chuyện không của riêng ai, tưởng đùa mà đúng 100% - Ảnh 3.

Caroline Broomell, một y tá 45 tuổi ở thành phố Baltimore, bang Maryland

Tháng 3/2020, Caroline Broomell cảm thấy vô cùng sung sướng khi cô giảm được tới gần 7kg. Lúc đó, 2 con gái đang học lớp 7 và mẫu giáo của cô cũng quay lại trường sau kỳ nghỉ, Caroline trở lại làm toàn thời gian. "Tôi cảm thấy như cuối cùng tôi đã kiểm soát được cuộc sống của mình", cô nói với Insider. "Tôi đã sai".

Ở nhà chăm con BẠC CẢ ĐẦU là có thật! 2 năm chiến đấu với lũ trẻ vì đại dịch mà như mất cả thanh xuân, chuyện không của riêng ai, tưởng đùa mà đúng 100% - Ảnh 4.

Caroline phải nhuộm tóc màu tím để che đi phần tóc bạc.

Thế mà đại dịch ập đến làm đảo lộn tất cả mọi thứ trong cuộc sống của Caroline. Bà mẹ 2 con, có chồng cũng là một y tá, phải làm việc cật lực ở tuyến đầu vào ban ngày, tối về lại phải kèm cặp 2 đứa nhỏ học hành.

"Ở bệnh viện, công việc của tôi dồn dập đến mức chẳng có thời gian mà ăn uống hay nghỉ ngơi buổi trưa, rồi còn phải đối mặt cuộc khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng. Trong khi lũ trẻ ở nhà, chúng tôi vẫn phải cố gắng giữ cho chúng an toàn và khỏe mạnh về tinh thần - đó là một kiểu phân tâm khác. Tôi cảm thấy như mình có 2 công việc lúc chăm con, vừa làm y tá vừa là giáo viên, mà chúng chẳng liên quan đến nhau lắm", cô chia sẻ.

Thế rồi, Caroline tăng liền hơn 13 kg. "Tôi đã buông thả bản thân rất nhiều. Tôi rơi vào tình trạng lo lắng kéo dài và danh sách những việc cần làm chưa bao giờ được hoàn thành".

Hiện tại, người mẹ 45 tuổi đã bớt căng thẳng hơn khi nhận công việc mới gần nhà, nơi cho phép cô làm việc ở nhà 2 ngày/tuần. Cô vừa đến gặp bác sĩ vì kế hoạch giảm cân và điều trị chứng lo âu.

Caroline không còn lãng phí năng lượng cho những mối bận tâm vụn vặt. "Tôi cố gắng xem xét tổng thể mọi thứ, nhưng tôi ít lo lắng về những gì mọi người đang nghĩ hoặc về những gì tôi phải làm và chỉ làm những gì tôi muốn", Caroline chia sẻ.

Lauren Manaker, một chuyên gia dinh dưỡng và nhà văn 41 tuổi ở Charleston, Nam Carolina

Lauren, người có một đứa con 6 tuổi, nói với Insider rằng từ trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, bản thân cô không tin rằng mình có thể cáng đáng đêm việc gì nữa so với thời điểm đó. Cô đã chụp bức ảnh vào khoảng nửa đêm để cho chồng thấy mình trông như thế nào sau một ngày làm việc, nuôi dạy con cái.

Ở nhà chăm con BẠC CẢ ĐẦU là có thật! 2 năm chiến đấu với lũ trẻ vì đại dịch mà như mất cả thanh xuân, chuyện không của riêng ai, tưởng đùa mà đúng 100% - Ảnh 5.

Lauren cho biết đáng tiếc là những bức ảnh không lột tả được sự cô đơn mà cô phải nếm trải. Ngay cả với tư cách là một chuyên gia y tế, Lauren cũng phải học lại tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân, điều mà cô nói là “điều đầu tiên phải làm”.

“Tôi đã mất một thời gian để nhận ra rằng tập thể dục, ngủ... quan trọng như thế nào và nếu tôi bỏ bê bản thân, cả thế giới của tôi sẽ sụp đổ”, cô nói.

Nicole Dahl (39 tuổi), phó giám đốc sáng tạo và chiến lược của khách sạn ở Tucson, Arizona

Nicole Dahl, người có 2 con 5 tuổi và 7 tuổi, tự miêu tả bản thân trước đại dịch Covid-19 là “một người phụ nữ trẻ trung, tràn đầy năng lượng và hy vọng”.

2 năm đại dịch, cô đã bạc nửa mái tóc vì áp lực. Tóc bạc trắng làm cô càng thấy căng thẳng hơn. Nicole không còn trang điểm hay đến phòng tập thể dục. Cô đã tăng 5kg.

Ở nhà chăm con BẠC CẢ ĐẦU là có thật! 2 năm chiến đấu với lũ trẻ vì đại dịch mà như mất cả thanh xuân, chuyện không của riêng ai, tưởng đùa mà đúng 100% - Ảnh 6.

"Tôi căng thẳng vì đại dịch, áp lực phải giữ cho khách sạn tồn tại cùng nỗi lo phải bảo vệ những đứa con an toàn và giúp chúng được phát triển tốt nhất về tình cảm, tinh thần, trí tuệ", cô nói.

"Có lẽ chúng ta nên lùi lại một bước để xem xét tất cả, khi các phương pháp nuôi dạy con không phù hợp trong thời điểm hiện tại. Tôi hy vọng các bậc phụ huynh cần học cách cân bằng và sắp xếp lịch trình khoa học hơn", Nicole tâm sự.

Ashley Lane, 35 tuổi, biên tập viên ở San Francisco

Người mẹ có con nhỏ 17 tháng tuổi này nói rằng đây là khoảng thời gian cô bị kiệt sức nhiều nhất trong cuộc đời.

Ashley tâm sự: "Tôi biết làm cha mẹ vốn dĩ rất mệt mỏi, nhưng không gì để nghi ngờ ngữa, đại dịch đã làm nó trở nên phức tạp thêm. Tôi thường xuyên phải cảnh giác cao độ về vấn đề đảm bảo an toàn cho con. Lúc nào cũng phải căng não phân tích, phải tính rằng nếu đi ra cửa hàng gặp bạn bè có nguy cơ lây nhiễm cho con không".

Ở nhà chăm con BẠC CẢ ĐẦU là có thật! 2 năm chiến đấu với lũ trẻ vì đại dịch mà như mất cả thanh xuân, chuyện không của riêng ai, tưởng đùa mà đúng 100% - Ảnh 7.

Lane và chồng đều không có người thân ở gần, hơn một năm qua, chưa có người họ hàng nào được gặp con gái của họ.

Theo kinh nghiệm bản thân, Lane biết rằng các bậc cha mẹ phải tự lo cho gia đình mình vì không có đủ nguồn lực hỗ trợ trên toàn quốc cho những người có con nhỏ.

Nguồn: Insider

Cùng chuyên mục

Đọc thêm