Bất động sản

Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Sơn Kim Land, Phú Mỹ Hưng, Himlam... họp cùng Chính Phủ và Bộ Xây dựng

 (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1492/VPCP-TH mời lãnh đạo Bộ Xây dựng và lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu vực phía Nam đến dự cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản vào sáng ngày 8/11.

Các doanh nghiệp được mời tham dự gồm có: Tập đoàn Novaland (Mã: NVL), Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh, CTCP Đầu tư IMG, Công ty Địa ốc Hoàng Quân, Tập đoàn Himlam, CTCP Đại An, Tập đoàn Phú Cường, Tập đoàn Sơn Kim Land, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC), Tập đoàn Khang Điền và Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA).

Theo chương trình dự kiến còn có sự tham gia của các doanh nghiệp như Tập đoàn Nam Long, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, TTC Land, CTCP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, CTCP Đầu tư Địa ốc Bến Thành (Capella Holdings), CTCP Tập đoàn Sunshine, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, CTCP Địa ốc Việt (Vietcomreal), CTCP Đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát,...

 

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước rủi ro mất thanh khoản, buộc phải thực hiện các biện pháp chưa có tiền lệ để tồn tại như thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO).

Bên cạnh đó, có trường hợp doanh nghiệp bất động sản tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí giảm 50% lực lượng lao động.

Cũng theo Chủ tịch HoREA, do tắc các kênh huy động vốn (tín dụng, trái phiếu, vốn huy động khách hàng) nên một số doanh nghiệp bất động sản phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao hoặc phải bán bớt tài sản, dự án; bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (40% giá hợp đồng)

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Nhóm "chân rết" tiêu thụ 160 triệu lít xăng nhập lậu

Ngày 7/11, TAND tỉnh Đồng Nai tiến hành xét xử đối với bị cáo Nguyễn Hữu Tứ (56 tuổi, ngụ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) cùng các đồng phạm tham gia cùng Tứ trong việc tiêu thụ nguồn xăng nhập lậu trong đường dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng do Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn cầm đầu.

Nhiều nỗi lo đến với Đảng Dân chủ Mỹ

Các cuộc thăm dò trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ cho thấy kinh tế là mối bận tâm hàng đầu của cử tri, hơn cả những vấn đề như tội phạm, nhập cư, phá thai và môi trường.

HoREA: Sốt giá rồi đóng băng thanh khoản tương tự giai đoạn 10 năm trước nhưng thị trường BĐS hiện tại còn nỗi lo gần 800 nghìn tỷ trái phiếu sắp đáo hạn

Có nhiều điểm tương đồng giữa thị trường bất động sản 2022-2023 và giai đoạn 2007-2013, đó là tình trạng “sốt giá” và sự lệch pha cung cầu. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, các công cụ điều tiết của Chính phủ đã có sự khác nhau, linh hoạt nhằm mục tiêu đưa thị trường về quỹ đạo phát triển ổn định.

Những ngân hàng nào đã hoàn thành kế hoạch 9 tháng đầu năm?

Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của 28 ngân hàng đã công bố BCTC đạt 192.500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 79% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong đó, có 17 ngân hàng đã đạt trên 75% mục tiêu cả năm, tức hoàn thành kế hoạch 9 tháng.

HoREA: Sốt giá rồi đóng băng thanh khoản tương tự giai đoạn 10 năm trước nhưng thị trường BĐS hiện tại

Có nhiều điểm tương đồng giữa thị trường bất động sản 2022-2023 và giai đoạn 2007-2013, đó là tình trạng “sốt giá” và sự lệch pha cung cầu. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, các công cụ điều tiết của Chính phủ đã có sự khác nhau, linh hoạt nhằm mục tiêu đưa thị trường về quỹ đạo phát triển ổn định.