Công nghệ

Nông dân Trung Quốc giờ “sướng như tiên”: Ngồi phòng điều hòa lái drone, điều khiển việc gặt lúa, cấy cày

Trong bối cảnh bất ổn khí hậu và nguồn tài nguyên hạn hẹp đang ngày càng đe dọa nền nông nghiệp truyền thống trên toàn thế giới, Trung Quốc đang chuyển hướng sang công nghệ nông nghiệp để bảo vệ an ninh lương thực.

Bất chấp đợt hạn hán kéo dài tại các vùng sản xuất lương thực trọng điểm vào đầu năm nay, những khu vực này vẫn mang lại tin vui với dự báo về một vụ hè bội thu. Thành quả này có được là nhờ những tiến bộ trong lai tạo giống, canh tác thông minh và một thế hệ nông dân mới am hiểu công nghệ. Đến tháng này, hầu hết các vùng sản xuất lúa mì ở miền trung và miền bắc Trung Quốc đã hoàn tất thu hoạch.

Trung Quốc, quốc gia vốn luôn ưu tiên an ninh lương thực, đã không ngừng thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến và cơ giới hóa trong công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp. Năm 2024, tổng sản lượng lương thực của nước này lần đầu tiên vượt 700 triệu tấn, đánh dấu năm thứ 21 liên tiếp được mùa.

 - Ảnh 1.

Canh tác thông minh

Sơn Đông, một trong những tỉnh nông nghiệp quan trọng nhất của Trung Quốc. Tại nhiều nơi trong tỉnh, nông nghiệp đang có sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ tự động hóa và công nghệ thông tin. Tại thị trấn Tiêu Kiều, thành phố Trâu Bình, giữa lúc những cánh đồng đang khô mình dưới nắng hè, nông dân Lưu Thụ Quang vẫn có thể ngồi trong phòng điều hòa để điều hành mọi việc.

Chỉ với vài thao tác trên điện thoại thông minh, ông đã điều động các máy gặt đập liên hợp tự hành ra đồng. Toàn bộ quy trình từ thu hoạch, vận chuyển lúa mì đến gieo sạ ngô và đưa máy móc về gara đều diễn ra hoàn toàn tự động.

"Dù gặp hạn hán, năng suất của tôi vẫn tăng thêm tới 525 kg/ha," ông Lưu, người đang quản lý trang trại rộng 73 héc-ta bằng máy móc tự hành tích hợp định vị vệ tinh và viễn thám, cho biết.

"Chi phí nhân công cũng giảm được 80%." Trang trại không người lái của ông sử dụng robot dẫn đường bằng vệ tinh Bắc Đẩu để lấy mẫu đất và dùng máy bay không người lái để khảo sát đồng ruộng từ trên cao với tốc độ nhanh.

Nông nghiệp thông minh đang nở rộ trên khắp Trung Quốc khi Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tầm thấp và công nghệ thông tin ngày càng được tích hợp sâu rộng vào sản xuất và chế biến nông sản.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho thấy, tiến bộ khoa học công nghệ đóng góp tới 63% vào tăng trưởng sản lượng nông nghiệp. Trong khi đó, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu gieo trồng và thu hoạch đã đạt 75%.

"Trước đây chúng tôi chỉ dựa vào kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm không phải lúc nào cũng đúng khi thời tiết bất thường," anh Lưu Kiệt, chủ một trang trại gia đình ở thành phố Đông Dinh, nói.

"Bây giờ, điện thoại sẽ báo cho tôi biết chính xác khi nào cần tưới tiêu, bón phân hay phun thuốc. Nhờ quản lý hợp lý, chúng tôi lại có một năm được mùa."

 - Ảnh 3.

Thế hệ nông dân mới

Tại huyện Quảng Nhiêu, anh Diêm Bỉnh Huy, chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Đằng Huy, cũng gặt hái thành công nhờ công nghệ mới.

"Chúng tôi ước tính năng suất năm nay tăng khoảng 7%, đạt 11,25 tấn/ha," anh Diêm chia sẻ. Sự tăng trưởng này đến từ hệ thống tưới tiêu chính xác. Trang trại của anh Diêm sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân, giúp cung cấp nước và dinh dưỡng theo đúng nhu cầu của cây trồng, vừa giảm tác động của hạn hán, vừa tiết kiệm 40% lượng nước.

Bảy năm trước, anh Diêm quyết định bỏ việc ở thành phố để về quê thành lập hợp tác xã. Anh đã tập trung các mảnh ruộng nhỏ lẻ của người dân để quản lý tập trung – một xu hướng đang nổi lên trong chiến lược chấn hưng nông thôn của Trung Quốc.

"Chỉ với bốn người, chúng tôi quản lý 85 héc-ta lúa mì," anh nói. Ngày càng có nhiều "nông dân mới" với trình độ học vấn cao quay về nông thôn. Họ đang góp phần định hình lại nền nông nghiệp Trung Quốc bằng cách áp dụng công nghệ và kiến thức kinh doanh vào những cánh đồng vốn phụ thuộc vào lao động chân tay.

Các tin khác

18 năm, 83 triệu lít nước mắm cốt từ Nhà máy Masan PQ

18 năm (2007-2025) là hành trình không ngừng đổi mới và phát triển của Công ty Cổ phần Masan PQ nhằm bảo tồn giá trị nước mắm và khẳng định vị thế của thương hiệu nước mắm Việt trên thị trường toàn cầu.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

“Thuế trả đũa” đã chết trước khi nó bắt đầu

Bộ Tài chính Mỹ và Quốc hội đã thống nhất loại bỏ điều khoản thuế 899 – được mệnh danh là “thuế trả đũa” – khỏi dự luật ngân sách, chấm dứt một trong những đề xuất thuế gây tranh cãi nhất thời gian qua. Động thái này nhận được sự ủng hộ từ giới đầu tư toàn cầu và giới kinh doanh quốc tế.

BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2025

Bất chấp thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục bất ổn bởi xung đột địa chính trị diễn ra trên nhiều nơi, tác động tiêu cực chính sách thuế của Mỹ, giá dầu thô biến động mạnh và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.

Viettel ra mắt Trợ lý AI tra cứu thông tin về đơn vị hành chính mới

Ngay sau khi cả nước đón thời khắc công bố thành lập tỉnh/thành, phường/xã mới, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ra mắt trợ lý AI sử dụng qua web tra cứu mọi thông tin về đơn vị hành chính mới cho toàn dân. Trợ lý AI hoàn toàn miễn phí cho mọi người, do Viettel nghiên cứu và phát triển.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 35 năm thành lập tập đoàn GELEX

Ngày 10/7 tới đây, Tập đoàn GELEX kỷ niệm 35 năm thành lập. Nhân dấu mốc đặc biệt này, toàn hệ thống đang đồng loạt triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa với thông điệp xuyên suốt: “GELEX 35 năm - Kiến tạo tương lai”.

Thỏa thuận thuế Việt Nam – Mỹ: Cơ hội chiến lược mở ra chu kỳ tăng trưởng mới cho Việt Nam

Chuyên gia cho rằng, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Bí thư Việt Nam Tô Lâm về bước đầu cắt giảm thuế quan mở ra cơ hội chuyển hóa mô hình tăng trưởng cho Việt Nam, góp phần xác lập vị thế mới của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là trong mối quan hệ thương mại - đầu tư với Mỹ.