Tài chính

Nới room tín dụng 1,5 - 2%: Vì sao không nhiều hơn, không ít hơn?

Sau nhiều chờ đợi, chỉ tiêu tín dụng năm nay (room tín dụng) đã chính thức được tăng thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Khoảng 240 nghìn tỷ đồng là số dư tiền dự kiến tăng thêm cho nền kinh tế. Đây là một thông tin gây chú ý vì trước đó dù có nhiều đề nghị, song Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định tăng trưởng tín dụng không quá 14% để kiểm soát lạm phát.

Thời gian qua cơ quan điều hành chỉ nới room cho 4 ngân hàng lớn nhất và một số ngân hàng tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.

Trong thông báo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước phát đi đã nêu rõ các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Thực tế hiện nay, lãi suất huy động tăng cao, tức là chi phí vốn ngân hàng phải bỏ ra tăng cao nên việc ổn định hay kéo giảm lãi suất cho vay ra là một thách thức.

Mặt bằng lãi suất cao cũng là thực tế chung tại hầu hết các nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh biến động tỷ giá, lạm phát toàn cầu. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 6 lần trong năm nay, đưa lãi suất hiện lên mức cao gấp đôi so với trước dịch.

Còn tại Việt Nam, sau 2 lần Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất điều hành, mỗi lần 1%/năm đã nâng lãi suất về mức tương đương giai đoạn trước dịch COVID-19. Để có thể kéo giảm lãi suất cho vay, tăng sức cạnh tranh là một bài toán cân não với các ngân hàng.

Nới room tín dụng 1,5 - 2%: Vì sao không nhiều hơn, không ít hơn? - Ảnh 1.

Các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Ảnh minh họa.

Toàn bộ khách hàng thuộc nhóm sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, hoạt động nông nghiệp, môi trường… của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vừa chính thức được giảm 1% lãi suất vay vốn trong những tháng cuối năm. Tính chung, quy mô dư nợ được giảm lãi suất ước lên tới 500 nghìn tỷ đồng, bằng gần một nửa danh mục tín dụng của ngân hàng.

Tốc độ tăng lãi suất huy động đang được nhiều ngân hàng đẩy nhanh hơn lãi suất cho vay. Cụ thể, lãi suất huy động trên 6 tháng đã tăng khoảng 3,5 - 4%/năm so với cuối năm ngoái. Trong khi lãi suất cho vay chỉ tăng thêm từ 1 - 3%/năm tùy trường hợp. Do vậy dư địa để giảm hoặc giữ lãi suất cho vay là không quá rộng rãi.

Việc mở rộng tín dụng sẽ phải đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Do đó sẽ cần có giải pháp hỗ trợ thanh khoản kịp thời qua các kênh.

Trong quyết định nới room Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh thông điệp: Trong trường hợp cần thiết hỗ trợ với kỳ hạn dài hơn, kể cả kéo dài thời hạn qua Tết để các tổ chức tín dụng yên tâm hơn khi cấp tín dụng. Đây là những giải pháp linh hoạt trong tình hình hiện nay.

Nới room tín dụng 1,5 - 2%: Vì sao không nhiều hơn, không ít hơn? - Ảnh 2.

Việc mở rộng tín dụng sẽ phải đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa.

Room tín dụng là một công cụ được áp dụng tại thị trường Việt Nam từ năm 2011, khi ấy tỷ lệ lạm phát ở mức trên 18%. Đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN thời điểm đó. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước buộc phải khống chế một giới hạn tăng trưởng nhất định cho mỗi năm để hạn chế tình trạng này.

Tuy nhiên, lạm phát thời điểm này chỉ chưa tới 4%, không bằng 1/4 khi đó. Vậy vì sao vẫn giữ room tín dụng như một công cụ điều hành? Vì sao phải đến thời điểm này mới nới room tín dụng? Về mức nới là 1,5 - 2%, tại sao không nhiều hơn, không ít hơn? Việc mở rộng tín dụng vào thời điểm này liệu có gây áp lực lên thanh khoản khi mà Tết đến gần, nhu cầu rút tiền của người dân và doanh nghiệp sẽ tăng cao?

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

“Cuộc chiến” thị trường văn phòng hạng A tại Tp.HCM

Theo Colliers Việt Nam, với lượng nguồn cung văn phòng hạng A cực kỳ khan hiếm tại khu vực trung tâm Tp.HCM do thiếu quỹ đất, các nhà đầu tư nên xem xét phát triển các dự án mới tại các khu vực vùng ven như thành phố Thủ Đức.

Chuyên gia hé lộ thời điểm vào "bắt đáy" bất động sản

Trong ngắn hạn, giá BĐS tại một số khu vực có thể vẫn chững lại, người sở hữu chịu áp lực lãi suất cao trong thời gian dài buộc phải bán tài sản. Đây cũng là thời điểm thị trường đủ hấp dẫn để kích hoạt dòng tiền vào "bắt đáy".

Thấp thỏm chờ giá bán lợn, gà dịp Tết

Sắp đến thời điểm phục vụ hàng Tết, giá bán gà, lợn đang có chiều hướng giảm khiến người chăn nuôi ở tỉnh Bắc Giang lo lắng đứng ngồi không yên.