Trong chương trình Bí mật đồng tiền của VTV, ông Nguyễn Việt Hùng, chuyên viên tư vấn cao cấp của Chứng khoán SSI đã có những chia sẻ liên quan đến chủ đề đầu tư trong giai đoạn hiện tại. Bối cảnh thị trường không có nhiều cơ hội, xu hướng lình xình đi ngang của VN-Index tạo nhà đầu tư cảm giác giao dịch tương đối khó chịu.
Trong thời điểm hiện nay, nhà đầu tư nên quan tâm một phần đến câu chuyện tỷ giá ở Việt Nam. Mặc dù tình hình tỷ giá hiện nay ở Việt Nam đồng vẫn đang tích cực hơn đáng kể so với đồng Yen của Nhật hay đồng Won của Hàn Quốc.
Liên quan đến chủ đề đầu tư vào lĩnh vực nào với xu hướng tỷ giá như vậy, một góc nhìn đơn giản sẽ thấy những đơn vị xuất khẩu thu về nguồn USD sẽ hưởng lợi. Ví dụ, lạm phát tăng cao ở nước Mỹ tác động đến quyết định tiêu dùng của người dân. Nhưng một số sản phẩm tiêu dùng thiết yếu vẫn là lựa chọn không thể thay đổi. Do đó, những công ty xuất khẩu các mặt hàng này và thu về USD sẽ được lợi trong câu chuyện tỷ giá, ông Nguyễn Việt Hùng đưa quan điểm cá nhân.
Trở câu chuyện của thị trường trong những tháng gần đây, hầu hết các nhóm ngành đều có tín hiệu hạ nhiệt sau một chu kỳ tăng rất dài, có thể nói không ít mã tăng nóng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép.
Sau nhịp điều chỉnh tương đối lớn, đẩy thị giá về vùng đáy 2 năm, giá cổ phiếu những ngành trên có xu hướng đi ngang. Giai đoạn vừa qua thị trường chứng kiến đà tăng của một số nhóm như điện, thủy sản, dược phẩm. Một chủ đề cũng được thảo luận đó là đầu tư theo những ngành “ngách”.
Vậy cụ thể chủ đề đầu tư “ngách” này là như thế nào? Ông Nguyễn Lý Thanh Lương, chuyên viên phân tích phụ trách các mảng dược phẩm, y tế, công nghiệp của SSI Research.
Dẫn ví dụ ngành y tế (dược phẩm, bệnh viện), công nghiệp (ô tô, vật liệu xây dựng). Ngành y tế được xem như nhóm phòng thủ trên thị trường với tốc độ tăng trưởng đều đặn theo nhu cầu về dịch vụ y tế của người dân.
Còn với ô tô, giai đoạn qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về tiêu dùng do nhu cầu của người dân tăng cao. Với vật liệu xây dựng, mặc dù phần đông đánh giá đây là nhóm có tính chu kỳ nhưng nhìn trong chu kỳ dài hạn lại có sự tăng trưởng đều (4 – 5%/năm). Tuy nhiên, giá bán lại mang tính chu kỳ.
Ông Lương phân tích thêm về nhóm dược phẩm, giai đoạn này chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của các chuỗi dược phẩm như Long Châu, An Khang, Pharmacity. Các chuỗi này phục vụ nhu cầu y tế của người dân tăng tương đối nhanh, một bộ phận hướng đến dịch vụ y tế cao cấp hơn.
Tương tự với ô tô, khi Việt Nam chạm đến ngưỡng thu nhập nhất định sẽ bùng nổ nhu cầu mua xe, có thể trong khoảng thời gian 5 – 6 năm.
Nhóm ngành vật liệu đơn cử như thép giai đoạn qua giảm khá nhiều do nhà đầu tư lo ngại chi phí đầu vào như than tăng cao. Hiện tại có thể là giai đoạn tốt cho các doanh nghiệp khi giá đầu vào lại đang đi xuống, bước vào chu kỳ giảm, chuyên gia của SSI Research phân tích.
Tuy vậy, một vấn đề là cổ phiếu nhóm y tế, ô tô dường như không có nhiều lựa chọn với các nhà đầu tư, không ít mã gần như không có thanh khoản.
Đồng quan điểm, ông Lương nêu thực trạng nhiều cổ phiếu tốt nhưng lại không xuất hiện thanh khoản. Nhiều doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài muốn mua cổ phần của các công ty dược tại Việt Nam. Hệ quả là, thanh khoản rất thấp.
Song nhìn sang dài hạn sẽ có những doanh nghiệp niêm yết trên sàn nhóm dược phẩm, ô tô, khi đó các lựa chọn đầu tư sẽ mở rộng hơn.
Một vấn đề thực tế khác, cổ phiếu những ngành ngách không được truyền thông rộng rãi, ít phổ biến, thậm chí lạ lẫm với những nhà đầu tư.
Vị chuyên gia của SSI Research cho rằng các ngành ngách có thể đem lại premium (phần bù rủi ro) cao hơn. Song nhà đầu tư cần phẩm tìm hiểu sâu hơn. Đơn cử như ngành dược phẩm cần xem xét nhu cầu của từng loại thuốc để kiếm được lợi nhuận tốt. Rủi ro ở đây là nhà đầu tư có thể không có đủ thông tin về mặt kỹ thuật hay đánh giá thuốc này hay thuốc kia tốt.