Mỗi lần gặp người đồng nghiệp này tôi đều tự hỏi: "Tại sao anh ta vẫn ở đây, anh ta chưa bị sa thải ư?
Những nhân viên có năng lực nhưng ứng xử chưa tốt vẫn xứng đáng được tuyên dương. Steve Jobs không thể có ngày hôm nay nếu ông không từng bị Apple sa thải. Trên Internet tràn ngập những câu trích dẫn của Jobs, điều này chứng tỏ ông là người nhìn xa trông rộng.
Tôi đã từng gặp hàng chục nhà lãnh đạo để viết bài phỏng vấn, rất nhiều người trong số họ trả lời rằng sẽ loại bỏ những người tiêu cực ra khỏi doanh nghiệp của mình. Nhưng những điều họ nói có vẻ vô nghĩa. Tôi đã làm việc tại nhiều doanh nghiệp và thấy rằng số lượng nhân viên độc hại vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn. Có điều gì đó bất hợp lý ở đây và có vẻ những nhà lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn chưa trung thực cho lắm.
Tôi chỉ hiểu vấn đề ở một mức độ nào đó. Hãy tưởng tượng bạn có 10 nhân viên, 9 người trong số đó chỉ giúp bạn kiếm được 5,000 USD mỗi năm. Người cuối cùng lại giúp bạn bỏ túi 30,000 USD, nhưng anh ta khiến những người khác khốn khổ. Nếu là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ nhận được mức lương 75,000 USD nếu có anh ta hay chỉ nhận được 45,000 USD nếu không có anh ta? Trong trường hợp này hầu hết mọi người đều chọn phương án đầu tiên.
Những người nhân viên độc hại thì có quá nhiều kiểu và phiên bản khác nhau, dưới đây là một số kiểu nhân viên độc hại mà tôi biết:
Những quản lý thờ ơ với cấp dưới
Người quản lý tệ nhất tôi từng gặp là một người phụ nữ không mấy tốt bụng. Cô chỉ quan tâm tới tôi nếu tôi phạm phải sai lầm hoặc chưa hoàn thành công việc. Dù tôi có làm tốt hàng trăm bản báo cáo và nhiệm vụ khó khăn, nhưng chỉ cần phạm phải một lỗi đánh máy nhỏ thì tôi sẽ bị khiển trách ngay lập tức.
Cách quản lý của cô ấy giống như "một nhà độc tài", cô ấy đi tới, phá hỏng mọi thứ rồi biến mất mà không có bất cứ lời khích lệ hay sự công nhận nào với nhân viên. Cô luôn tỏ ra tiêu cực và khiến nhân viên mất tinh thần.
Đa số những người quản lý kiểu này đều có thành tích xuất sắc nhưng họ không nghĩ mình sẽ trở thành quản lý. Khi được thăng tiến họ mới thể hiện sự kém cỏi của mình. Tôi đã chứng kiến nhiều công ty đánh mất những nhân viên tuyệt vời chỉ vì những người sếp vô lý, không có sự kết nối và thấu hiểu với nhân viên.
Điều bất ngờ là hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận những người quản lý tồi để tiết kiệm chi phí. Nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty rất hiếm khi sa thải những nhân viên độc hại nhưng làm việc có năng suất vì điều này tiêu tốn hàng tỷ USD mỗi năm. Sự thật là để trở thành một nhà quản lý giỏi bạn cần có những kỹ năng sống tốt. Bởi vì bạn đang quản lý con người chứ không phải robot.
Gây ảnh hưởng tới người khác
Một người đồng nghiệp cũ của tôi thường nói chuyện liên tục, kể về những câu chuyện ngu ngốc và chẳng ra gì. Để có thể tạm dừng câu chuyện và trả lời nhanh nhất mỗi khi có email tới anh ta đặt tiếng chuông điện thoại rất lớn. Tuần nào anh ta cũng lôi chiếc thùng rác về chỗ ngồi của mình để cắt móng tay. Ngay cả khi đang đeo tai nghe tôi vẫn nghe thấy âm thanh ồn ào của những tiếng cắt.
Thật khó hiểu khi anh ta vẫn hoàn thành công việc một cách tuyệt vời. Cả văn phòng không có ai lập trình tốt như anh ta. Anh ta luôn ở lại thêm hàng giờ vào cuối tuần dù mọi người đã ra về hết. Tôi thắc mắc rằng tại sao anh ta lại dành cả ngày để nói chuyện chứ không làm việc của mình để được về nhà đúng giờ.
Mặc dù những người quản lý thường phàn nàn và cảnh báo về việc gây tiếng ồn nhưng họ vẫn không sa thải anh ta. Họ chuyển anh ta đến một nơi làm việc riêng - đây có lẽ là cách tốt nhất. Cách để không phải sa thải một người có hiệu suất làm việc tốt nhưng độc hại là giữ họ tránh xa mọi người.
Sai lầm không thể sửa chữa
Mức độ độc hại của nhân viên càng cao, họ càng có nhiều khả năng ở lại lâu hơn. Có những sai lầm lớn đến mức không thể sửa chữa - tuy rằng không phải lúc nào cũng vậy.
Các tin đồn xoay quanh việc người sáng lập Uber, Travis Kalanick, đang tạo nên môi trường làm việc độc hại, đánh nhau và thô lỗ với người lao động. Sau một loạt các khiếu nại quấy rối, một cuộc tranh cãi đã xảy ra giữa Travis Kalanick và một tài xế Uber về tiền lương. Sau đó là những xung đột giữa anh ta với các nhà lãnh đạo khác, cuối cùng anh ta phải rời khỏi nơi chính mình sáng lập nên.
Như tình huống của Steve Jobs nói trên, ông cũng từng bị sa thải và thừa nhận rằng bị sa thải là điều tốt nhất từng xảy ra với ông. Có rất nhiều người thông minh, có năng lực nghĩ rằng các quy tắc sẽ không áp dụng với họ không cần làm những điều không cần thiết. Họ chỉ nhận ra mình sai khi bị trừng phạt, đó là một đòn giáng mạnh vào cái tôi của họ.
Được yêu thích nhưng làm việc không hiệu quả
Những nhân viên nguy hiểm nhất đối với một tổ chức là những người mà ai cũng yêu thích. Họ mỉm cười, hòa đồng với mọi người nhưng không quan tâm tới hiệu quả công việc.
Một anh chàng đã làm việc ở công ty được bảy năm nhưng vẫn không thể điền chính xác một yêu cầu nghỉ phép có lương. Anh ta cũng không thể thực hiện nhiệm vụ định kỳ hàng tháng nếu không có người giám sát. Giữ lại những nhân viên được yêu thích nhưng không có năng lực sẽ sẽ khiến người ta nghĩ rằng việc được yêu mến có giá trị hơn năng lực làm việc tốt.
Đây có lẽ là bài học kinh nghiệm của tôi nếu tôi được trở thành quản lý một lần nữa. Người ta đang dần quên rằng hiệu suất làm việc mới là điều quan trọng nhất ở một người lao động. Điều này cần phải rạch ròi, doanh nghiệp cần sẵn sàng loại bỏ những nhân viên độc hại cho dù điều này gây thiệt hại trước mắt.
Được yêu thích không quan trọng bằng hiệu suất làm việc. Tuy nhiên nếu chỉ coi hiệu suất làm việc là yếu tố quan trọng duy nhất lại khiến công ty gặp bất lợi rất lớn, tuy nhiên nhiều công ty vẫn cố chấp chạy theo một mục tiêu mà bỏ qua những yếu tố khác.