Doanh nghiệp

Nhờ tối ưu nguyên liệu, Vinasoy vào Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu 2023

Nhờ tối ưu nguyên liệu, Vinasoy vào Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu 2023 - 1

Vinasoy được vinh danh ở hạng mục Tối ưu nguyên liệu bền vững trong Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu 2023

Vinasoy được Hội đồng Thẩm định gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Phát triển bền vững, Phát triển Kinh tế tuần hoàn đánh giá cao… trong việc xây dựng lợi ích lâu dài cho môi trường, đặc biệt là môi trường đất ở các vùng nguyên liệu.

Với tư duy chiến lược, Vinasoy đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) hơn 10 năm trước, tạo nền móng để xây dựng nền nông nghiệp đậu nành bền vững. Đến nay, Trung tâm đang sở hữu nguồn gen của 1.533 dòng giống đậu nành. Trong đó, giống đậu nành không biến đổi gen VINASOY 02-NS được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ và trồng đại trà tại 200 hecta ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung.

Nhờ tối ưu nguyên liệu, Vinasoy vào Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu 2023 - 2

Những thành quả bước đầu của Vinasoy trong nỗ lực phát triển bền vững vùng nguyên liệu

Theo các chuyên gia Nông nghiệp, thói quen canh tác một loại cây lương thực liên tục trong thời gian dài sẽ khiến đất bị thoái hóa, phát sinh ngày càng nhiều loại sâu bệnh có hại cho nông sản. Trong thời gian qua, Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) đã hợp tác với nông dân để trồng luân canh cây đậu nành trên đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, giúp bà con tối ưu hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất (không để trống đất trồng), tăng độ màu mỡ cho đất nhờ các nốt sần giàu đạm của đậu nành. Còn tại vùng trồng Tây Nguyên nơi có hơn 150 hécta đậu nành giống Vinasoy 02-NS, nhiều hộ nông dân được Vinasoy hỗ trợ kỹ thuật, giống trồng luân canh, xen canh đậu nành với cây lâu năm khác như thanh long, cà phê, điều, bơ….

Nhờ tối ưu nguyên liệu, Vinasoy vào Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu 2023 - 3

Nhờ tối ưu nguyên liệu, Vinasoy vào Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu 2023 - 4

Những cánh đồng đậu nành đạt năng suất cao đã tạo sự gắn kết lâu dài với người nông dân

“Được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2023 là sự ghi nhận những nỗ lực suốt thời gian qua của Vinasoy, tạo niềm tin mạnh mẽ cho Vinasoy cùng các đối tác trong việc thực hành phát triển bền vững, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”, Bà Hà Thị Lan Hương – Giám đốc Truyền thông Doanh nghiệp của Vinasoy chia sẻ.

Nhờ tối ưu nguyên liệu, Vinasoy vào Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu 2023 - 5

Đại diện Vinasoy (thứ hai từ phải sang) nhận giải Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu 2023

Vinasoy là doanh nghiệp sản xuất sữa đậu nành dẫn đầu cả nước, chiếm 90% thị phần sữa đậu nành hộp giấy. Công ty xác định thực hành các tiêu chí của ESG cho mọi hành động và mục tiêu trong sản xuất kinh doanh:

Bền vững môi trường: Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm tăng độ màu mỡ cho đất, tiết kiệm nước, giảm phân bón vì lợi ích bền vững cho môi trường.

Trách nhiệm xã hội: Công ty tâm huyết thực hiện chương trình Sữa đậu nành học đường hỗ trợ trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa cải thiện dinh dưỡng, đồng hành cùng các chương trình xã hội nhằm cấp vốn cho các hộ gia đình nghèo vượt qua khó khăn hiện tại và ổn định cuộc sống lâu dài.

Quản trị doanh nghiệp: Vinasoy đeo đuổi 6 giá trị cốt lõi gồm Tâm huyết, Sáng tạo, Tốc độ, Cam kết, Hợp tác, Trong sạch và Đạo đức nhằm mang lại môi trường làm việc hạnh phúc cho tất cả nhân viên và đối tác.

Hiện Vinasoy có 3 nhà máy sản xuất sữa đậu nành tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương với tổng công suất hơn 390 triệu lít/năm và được bình chọn vào top 5 nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhận thức về các vấn đề mang tính hệ thống như biến đổi khí hậu, rủi ro dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên đã thúc đẩy xu hướng đầu tư theo tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), kinh doanh bền vững hơn. Ở phạm vi quốc gia, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025” đặt mục tiêu đến năm 2025, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng của kinh doanh bền vững.

Về trách nhiệm quốc tế, Việt Nam cũng đã cam kết về mục tiêu tại Hội nghị COP26 về giảm phát thải ròng về “0” (Net Zero) vào năm 2050, tiếp tục các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước thông minh và tài nguyên trong hệ sinh thái. Chiến lược tối ưu nguyên liệu bền vững của Vinasoy được xem là một trong những nỗ lực mạnh mẽ của doanh nghiệp để góp phần thực hiện mục tiêu chung của các nước về giảm phát thải và bảo vệ môi trường bền vững.

Mọi thông tin thêm, vui lòng truy cập: https://vinasoy.com/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm