Trong môi trường công sở, những người đồng nghiệp niềm nở thân thiện với nhau, nhưng phía sau mỗi người đều ẩn giấu "tâm cơ" khó lường. Hầu hết mọi người không ai muốn vạch mặt nhau trước đám đông cả vì điều này không hề có lợi cho bản thân.
Nhưng làm thế nào để nhận ra một người có “đạo đức giả” hay không? Bạn có thể quan sát những chi tiết nhỏ nhặt trong hành động của họ, để tránh xảy ra những sự cố không mong muốn.
Đùn đẩy công việc cho người khác, được voi đòi tiên
Trong công việc, vẫn luôn có một vài cá nhân hay đùn đẩy công việc hoặc trách nhiệm cho người khác.
Đối với đồng nghiệp mới, họ thường tỏ vẻ mình là nhân viên lâu năm. Họ kết thân và kể cho đồng nghiệp mới nghe một số “mẹo” để tồn tại nơi công sở với tư cách là người từng trải. Tuy nhiên, thời gian lâu dần, họ bắt giao những công việc khó nhằn và lấy cớ đồng nghiệp mới nên “đáp lễ” họ là lẽ đương nhiên.
Một trường hợp khác, họ tự “đội lốt” lãnh đạo, ngoài việc xử lý các công việc trong bộ phận của mình, họ ôm lấy những công việc có thể mang lại “hãnh diện” cho họ. Với thái độ hống hách, họ yêu cầu cấp dưới phải hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tất nhiên, họ cũng không thể đùn đẩy công việc một cách lộ liễu ngay từ đầu, tất cả đều mang tính thăm dò. Nếu bên kia chấp nhận, họ sẽ tiếp tục “được voi đòi tiên”, còn nếu bên kia kháng cự mạnh mẽ, họ cũng chỉ đành từ bỏ.
Sở dĩ một người tỏ ra kháng cự là bởi họ đã phải nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác, đến lúc không thể chịu đựng được nữa, họ sẽ như một quả bóng xì hơi, không hề do dự mà đáp trả đối phương.
Nói một đằng làm một nẻo, ưa nịnh hót
Khi mới đặt chân vào môi trường công sở, cha mẹ, bạn bè, thầy cô hay dạy bạn rằng: “Nói ít làm nhiều, thành tích tốt đương nhiên sẽ thành công”.
Tuy nhiên, làm như vậy không nhất định sẽ nhận được sự trọng dụng của cấp trên. Ngược lại, công việc sẽ ngày càng nhiều, bạn chỉ có thể ngậm ngùi chịu sự ức hiếp. Sở dĩ có kết quả “trái ngược” như vậy, là do lãnh đạo có tính tiểu nhân ưa nịnh bợ, nói một đằng làm một nẻo.
Đối với cấp dưới, những người lãnh đạo nịnh bợ sẽ chú trọng nhìn vào bối cảnh gia đình của nhân viên hơn là năng lực.
Đối với những nhân viên có gia cảnh tốt, có quyền có chức, người lãnh đạo này chỉ có thể đề cao kỷ luật và quy chế công việc, đồng thời sẽ thể hiện lòng khoan dung và dễ dàng bỏ qua những lỗi sai cho họ.
Đối với những nhân viên bản tính thật thà không có hậu thuẫn, người lãnh đạo này một mặt hứa hẹn “thăng chức, tăng lương”, mặt khác yên tâm hưởng thụ thành quả lao động của họ.
Với những người lãnh đạo như thế, nếu là người có chí lớn, họ sẽ không cảm thấy oán trách, cũng chẳng muốn tranh cãi. Điều quan trọng đối với họ chính là làm tốt công việc của mình, nhằm tích lũy những kinh nghiệm cần thiết, sau đó hướng đến một nơi phát triển tốt hơn.
Kẻ lật mặt còn nhanh hơn "lật sách"
Trong công việc, có một kiểu người ngày nào cũng phàn nàn, cảm thấy mình bị đối xử bất công.
Một người phụ nữ gần 50 tuổi, làm việc chăm chỉ trong công ty suốt hơn 20 năm. Cô ấy được thăng chức vài lần, nhưng so với mục tiêu mong muốn vẫn còn rất xa. Vì vậy, khi cô ấy mới 40 tuổi, đã bắt đầu than thở: “Tôi già rồi, không làm được gì nhiều nữa.” Cô ấy vẫn đi làm đều đặn mỗi ngày, nhưng thái độ với công việc đã dần hời hợt.
Công việc mà cô phụ trách từ vị trí dẫn đầu trở thành vị trí cuối bảng. Cho dù cấp trên tìm cô nói chuyện và hứa rằng cô vẫn có cơ hội được thăng chức, nhưng trong thâm tâm cô không muốn nỗ lực hơn nữa.
Cách làm này tưởng chừng giúp cô trút được cơn tức giận và cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng cũng khiến người xung quanh cảm thấy cô mang đầy sự “ngang ngược”. Bất kể cô nói gì hay làm gì, người nghe sẽ cảm thấy đây là một năng lực tiêu cực.
Điều khó tin hơn nữa là, một khi những “người đáng thương” như vậy nhận ra có cơ hội “đổi đời”, họ không chút do dự lấy người khác ra làm bàn đạp để tiến lên, mặc người đó từng giúp đỡ họ trong khoảng thời gian họ gặp khó khăn.
Kiểu người này không đáng được cảm thông, bạn cần phải tránh xa và vạch rõ ranh giới kẻo bị coi là “bia đỡ đạn”.
Người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống
Ông cha ta có câu: “Đừng thuyết phục người khác tử tế khi bạn chưa nếm trải qua đau khổ của họ”.
Người từng trải qua việc bị người khác làm tổn thương, sau cùng sẽ dùng phương thức cực đoan để đối mặt với mọi thứ. Đôi khi, sự thay đổi tiêu cực của một người đều đến từ việc người khác gây khó dễ cho họ.
Ban đầu họ không dám thể hiện thái độ chống đối vì sợ làm mất lòng người khác, nhưng lâu dần họ lại bị người khác xem như là “công cụ” để lợi dụng, nếm trải đủ sự áp bức và bạc bẽo.