Xã hội

Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, quán bún ở Huế chuyển sang bán bún bò

Từ đầu năm 2025 đến nay, TP Huế ghi nhận 31 người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, trong đó 1 người chết, khiến người dân lo ngại và cẩn trọng hơn khi mua thịt heo. Sức mua giảm khoảng 5-10%, giá thịt heo hơi có giảm nhẹ, từ 65.000 đồng/kg xuống mức 60.000 đồng/kg.

Hàng thịt heo ế ẩm, quán cháo lòng đóng cửa

Ghi nhận tại các chợ trung tâm TP Huế như chợ Phước Vĩnh, Bến Ngự, An Cựu... đang phải đối diện với cảnh thịt heo bày ra nhưng vắng khách. Khác hẳn cảnh đông đúc trước kia, sạp thịt heo của chị T. ở chợ Phước Vĩnh (phường Thuận Hoá, TP Huế) chỉ lác đác vài khách quen ghé qua, lựa thịt rồi đi vội. Việc buôn bán đã giảm rõ rệt kể từ khi rộ lên thông tin về nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn.

Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, quán bún ở Huế chuyển bán bún bò - Ảnh 1.

Sạp thịt heo ở trong chợ Phước Vĩnh lác đác vài phần thịt được bày bán. Ảnh: Đăng Như.

Bà T. cho biết bình thường mỗi ngày bà bán được 20 kg thịt heo, giờ giảm xuống còn 10 kg.

Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, quán bún ở Huế chuyển bán bún bò - Ảnh 2.

Trước tình trạng nhiều người nhiễm liên cầu lợn, khá nhiều quán bún Huế đóng cửa. Một số tiệm bán đồ ăn sáng sử dụng nguyên liệu thịt heo như bánh mì, cháo lòng cũng đóng cửa.

Còn ông H., một tiểu thương bán thịt heo lâu năm ở chợ Bến Ngự (phường Thuận Hoá), ngậm ngùi cho biết cảnh buôn bán "chưa bao giờ buồn như ri".

Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, quán bún ở Huế chuyển bán bún bò - Ảnh 3.

Một quầy bán thịt heo ở phía ngoài chợ Bến Ngự thưa vắng khách. Ảnh: Đặng Như.

Không chỉ lượng thịt tiêu thụ sụt giảm, giá cả cũng giảm. Thịt heo ba chỉ từ 150.000 đồng/kg giảm xuống còn 130.000 đồng/kg khiến nhiều tiểu thương than lỗ vốn.

Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, quán bún ở Huế chuyển bán bún bò - Ảnh 4.

Một quán bún ở phường Thuận An chuyển qua bán hoàn toàn bún bò để níu khách.

Còn tại chợ An Cựu, phường An Cựu, tình hình buôn bán cũng ảm đạm không kém. Các sạp thịt được bày biện sạch sẽ, thịt đỏ au nhưng khách lại thưa thớt.

Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, quán bún ở Huế chuyển bán bún bò - Ảnh 5.

Một sạp bán thịt heo bên ngoài chợ An Cựu thưa vắng người mua. Ảnh: Đặng Như.

Kiểm soát gắt tại lò mổ

Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, quán bún ở Huế chuyển bán bún bò - Ảnh 6.

Nhiều sạp thịt heo ở chợ Thuận An, phường Thuận An nghỉ bán.

Các tiểu thương khẳng định họ đã được ngành thú y phổ biến kiến thức, hướng dẫn quy định buôn bán, nếu vi phạm là bị xử lý ngay lập tức. "Cần tuyên truyền người ăn nấu chín, chọn mua thịt nơi uy tín, rõ nguồn gốc, được kiểm dịch là yên tâm. Chứ loan tin hoang mang riết thì chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn" - những tiểu thương ở Huế đề nghị.

Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, quán bún ở Huế chuyển bán bún bò - Ảnh 7.

Chợ Thuận An chỉ còn một vài sạp bán thịt heo với số lượng ít nhưng vắng người mua.

Trước tình trạng nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn lợn, UBND TP Huế đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Huế phối hợp với chính quyền địa phương giám sát đàn heo, đẩy mạnh tiêm phòng, xử lý triệt để các ổ dịch và tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Huế cho biết các cơ quan chức năng tại Huế đang tăng cường kiểm tra lâm sàng, kiểm soát giết mổ chặt chẽ tại các cơ sở, kiên quyết xử lý các trường hợp heo bệnh, nghi mắc bệnh, chết do vận chuyển. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, lòng heo hoặc thịt heo chưa nấu chín kỹ; không giết mổ, tiêu thụ heo bệnh hoặc heo chết bất thường.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Huế đã tiêu hủy thêm 16 con heo tại lò mổ Thủy Dương (phường Thanh Thủy), do hộ ông Nguyễn Cửu Danh làm chủ do chung đụng với 4 con heo có biểu hiện bệnh tích. 

Vào tối 9-7, lực lượng chức năng đã tiêu hủy 4 con heo tại lò mổ này do có chấm đỏ ở chân và đầu, nội tạng, có biểu hiện bệnh tích.

Cách chọn thịt heo

Tiểu thương bán thịt heo ở các chợ truyền thống Huế "mách nước" cách chọn thịt heo sạch. Đó là phần mỡ phải trắng, không hôi. Nếu thấy mỡ đỏ, có mùi lạ, nổi chấm đỏ như nổi sảy là các tiểu thương không bao giờ mang ra chợ bán cho khách.


Các tin khác

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: "Lợi ích kép" cho doanh nghiệp

Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.

Nhìn lại cầu sắt hơn 50 năm tuổi, đi phải "canh lượt tránh nhau" ở TPHCM

Cầu Rạch Tôm ở xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè cũ) được xây dựng từ trước năm 1975, đã xuống cấp sau nhiều năm khai thác. Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư), cầu sẽ được xây mới và hoàn thành vào cuối năm sau nhằm đảm bảo an toàn, tăng kết nối khu Nam.

GEN UP 2025: Khơi mở hành trình lãnh đạo tương lai cùng MSB

Tối 26/06/2025, sự kiện GEN UP 2025 – hoạt động nổi bật trong chuỗi tuyển dụng chương trình MSB Management Trainee 2025 – đã diễn ra tại Trung tâm sự kiện Star Galaxy (Hà Nội), thu hút gần 1,000 bạn trẻ tham dự online và trực tiếp.