Sức khỏe

Huyết áp cao và huyết áp thấp: loại nào nguy hiểm hơn?

Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Vì vậy, nhiều người bị huyết áp cao không biết mình đang có bệnh, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

Huyết áp cao và huyết áp thấp: loại nào nguy hiểm hơn ? - Ảnh 1.

Huyết áp thấp gây chóng mặt, choáng váng, thậm chí bất tỉnh

ẢNH MINH HỌA: AI

Huyết áp cao kéo dài làm gia tăng áp lực lên thành mạch, dẫn đến tổn thương lớp nội mô mạch máu và tăng rủi ro xơ vữa động mạch. Hậu quả lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim, suy tim hay suy thận mạn tính.

Trong khi đó, huyết áp thấp cũng không hề tốt. Huyết áp thấp thường được định nghĩa là huyết áp dưới 90/60 mmHg. Nếu huyết áp cao phát triển âm thầm thì huyết áp thấp sẽ gây ra triệu chứng, thậm chí nguy hiểm nhưng ít khi kéo dài thành mạn tính.

Các triệu chứng thường gặp của huyết áp thấp gồm chóng mặt, choáng váng, mờ mắt, ngất xỉu, buồn nôn và mệt mỏi. Huyết áp thấp đột ngột gây nguy hiểm vì não và các cơ quan quan trọng không nhận đủ máu và ô xy, dẫn đến mất ý thức, thậm chí tổn thương các cơ quan quan trọng nếu kéo dài.

Tuy nhiên, đối với nhiều người thì huyết áp thấp có thể là bình thường. Nhóm này thường là vận động viên, người tập luyện thể thao thường xuyên hay người ăn ít muối. Huyết áp của họ thấp nhưng không gây triệu chứng và đây là biểu hiện sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, nếu huyết áp hạ thấp do tác động của các vấn đề sức khỏe như xuất huyết, mất nước, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy tim thì đó là tình trạng y tế khẩn cấp. Người bệnh cần được cấp cứu, nếu không có thể tử vong.

Trong dài hạn thì huyết áp cao nguy hiểm hơn huyết áp thấp

Nếu xét trong dài hạn thì huyết áp cao nguy hiểm hơn huyết áp thấp. Nguyên nhân chủ yếu là huyết áp cao phát triển qua thời gian, âm thầm tàn phá hệ tim mạch, não và thận trong nhiều năm mà không gây triệu chứng. Trang Harvard Health Publishing (Mỹ) cho biết người bị huyết áp cao lâu năm có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn gấp đôi so với người huyết áp bình thường.

Trong khi đó, nếu xét ngắn hạn thì huyết áp thấp lại nguy hiểm hơn huyết áp cao, đặc biệt khi xảy ra đột ngột và không được xử lý kịp thời. Cụ thể, trong trường hợp sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng hoặc sốc tim thì huyết áp hạ nhanh sẽ khiến các cơ quan ngừng hoạt động. Nếu huyết áp giảm xảy ra trong lúc lái xe sẽ khiến tài xế ngất xỉu và dẫn đến tai nạn nguy hiểm, theo Verywell Health (Mỹ).

Các tin khác

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: "Lợi ích kép" cho doanh nghiệp

Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.