Người Do Thái là một trong những dân tộc thông minh nhất trên thế giới, họ không chỉ có tài kinh doanh giỏi mà còn có cách giáo dục con cái rất độc đáo. Người Do Thái cũng là một trong những dân tộc thích đọc sách nhất trên thế giới, họ coi việc đọc sách như một phương pháp truyền dạy sự giáo dục. Cũng nhờ sự am tường trong cách giáo dục trẻ, nên người Do Thái cũng rất tinh thông trong việc phán đoán một đứa trẻ có ham học hay không, nó phụ thuộc vào 3 yếu tố này.
1. Chủ động đọc sách
Nếu một đứa trẻ có thể chủ động đọc sách mà không cần sự giám sát của cha mẹ, thầy cô thì có nghĩa là sách rất có sức hấp dẫn đối với chúng. Theo thời gian, trẻ sẽ hình thành thói quen đọc sách, từ đó giúp tích lũy kiến thức phong phú và tạo nền tảng vững chắc cho việc học.
Người Do Thái được mệnh danh là "dân tộc đọc sách", họ có thể đọc sách bất kể thời gian và địa điểm, trên đường phố, quảng trường hay thậm chí là nhà ga.
Chính vì thói quen tự học được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ nên việc đọc sách đã trở thành một phần không thể từ bỏ của người Do Thái trong suốt quãng đời của họ. Họ biến trí tuệ trong sách thành kiến thức trong đầu mình và dùng nó để tạo ra giá trị và của cải.
2. Chủ dộng tư duy
Người Do Thái có một câu nói nổi tiếng, rằng: "Nếu bản thân không chịu tự suy nghĩ và phán đoán, thì có nghĩa là bạn đã giao cái đầu mình cho người khác giữ hộ rồi."
Người Do Thái học tập và tư duy rất giỏi. Nếu có một vấn đề mà họ không hiểu, trước tiên họ sẽ tự suy nghĩ, sau đó mới đi hỏi người khác. Thói quen tìm kiếm kiến thức này đã giúp người Do Thái ngày càng tích lũy được nhiều trí tuệ hơn, có tư duy cởi mở và cái nhìn bao quát hơn về vấn đề.
Nếu trẻ có thể hình thành thói quen suy nghĩ thì trẻ không chỉ có thể phát triển tư duy, trau dồi ý thức tự lập mà còn tiếp thu được nhiều kiến thức hơn, có lợi cho sự hoàn thiện về mọi mặt của bản thân.
3. Quý trọng sách
Người Do Thái coi sách như mạng sống, họ coi sách là "một vật quan trọng của đời người". Dù trong cảnh nghèo đói, túng quẫn, người Do Thái phải bán đồ đạc để kiếm sống thì họ cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ bán sách. Người Do Thái không bao giờ làm hỏng sách, họ sẽ luôn sửa chữa nếu sách bị hư hỏng, khi sách cũ nát không đọc được nữa, họ sẽ trịnh trọng đào một cái hố để "chôn" chúng.
Nếu một đứa trẻ có thể hình thành thói quen quý trọng và quan tâm đến sách ngay từ khi còn nhỏ, điều đó có nghĩa là trẻ đã biết được tầm quan trọng của sách trong học tập, song, chúng cũng coi trọng việc học không kém, và những thói quen này sẽ ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của trẻ.
Học là không có điểm dừng, kiến thức là mênh mông vô tận. Dù già hay trẻ, nghèo hay giàu thì cũng nên học, thông qua việc học chúng ta mới có thể tự tạo ra được sự trù phú về của cải lẫn tinh thần.
Einstein từng nói: "Trí tuệ của nhân loại nằm trong bộ não của người Do Thái, và trí tuệ của người Do Thái nằm trong Talmud."
Cuốn sách Talmud trình bày về các phạm trù giáo dục, cuộc sống, hôn nhân, xử thế, sự giàu có, kinh doanh, v.v. theo quan điểm của người Do Thái. Thông qua một số lượng lớn các câu chuyện của giới tinh hoa và những người giàu có, cuốn sách đã sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để biểu lộ trí tuệ của Người Do Thái và những kiến giải độc đáo của họ.
Cuốn "trí tuệ Do Thái toàn thư" là một tập hợp trí tuệ của người Do Thái, bao hàm trí tuệ kinh doanh, trí tuệ xử thế, trí tuệ giáo dục, v.v..
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của trí thông minh, nếu không muốn con thua ngay từ vạch xuất phát, bạn nên nuôi dưỡng thói quen đọc và học của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Sách của người Do Thái, dù là cho trẻ nhỏ hay cho chính bạn, nó đều sẽ là một kho tàng hữu ích!