Chú ý đến độ nông sâu của khe cắm thẻ và kích cỡ của máy thiết bị đọc
Những thiết bị đọc thẻ giả mạo sẽ có khe cắm thẻ sâu và rộng hơn những thiết bị chuẩn. Đó là lý do vì sao một thiết bị đọc thẻ giả mạo có kích cỡ lớn hơn so với thiết bị thật.
Nhìn vào 2 hình ảnh phía trên, bạn sẽ nhận thấy nếu là thiết bị đọc thật thì thẻ sẽ không thể nhét vào quá sâu trong khi thiết bị giả thì gần như có thể nhét cả chiếc thẻ vào bên trong. Ngoài ra, thiết bị thật sẽ có cạnh viền không quá dày còn thiết bị giả sẽ có phần viên bao quanh dày hơn bình thường.
Các nút bấm không có gờ nổi
Một thiết bị đọc thẻ giả thường được làm cẩu thả và thiếu trau truốt so với một thiết bị chuẩn, vì vậy các gờ nổi trên bàn phím thường sẽ không có.
Đèn LED màu xanh bị chặn
Phần đèn LED màu xanh trên chiếc máy đọc thẻ giả (bên trái) đã hoàn toàn biến mất.
Thường xuyên xảy ra lỗi khi hoạt động
Các thiết bị đọc thẻ giả thường can thiệp vào thanh từ khi quét dữ liệu của bạn. Điều này khiến chúng dễ bị lỗi khi hoạt động và quá trình quét thẻ chậm hơn khá nhiều so với các thiết bị chuẩn. Vậy nên hãy để ý nếu thấy thiết bị đọc thẻ hoạt động chậm hơn bình thường.
Không có khe gài bút
Tất cả các thiết bị thanh toán đều có một phần để gài bút, giúp khách hàng dễ dàng rút bút và ký vào hóa đơn in ra sau khi thẻ đã được quẹt. Bên trái là hình thiết bị đọc thẻ model iSC250 giả mạo không có khe cắm bút.
Vậy làm sao để bảo vệ tài khoản?
Cách tốt nhất để bảo vệ bạn là có một chiếc thẻ ghi nợ (debit) riêng để biết mình đã tiêu những gì và hết bao nhiêu.
Sử dụng dịch vụ SMS banking để kịp thời nhận ra những khoản tiêu bất thường. Thiết lập chức năng hạn chế lượng tiền rút để không bị lấy toàn bộ số tiền trong tài khoản chỉ với một lần rút.
Khi bạn thanh toán bằng thẻ tại một cửa hàng, đảm bảo là các nhân viên không cầm thẻ đi. Hãy yêu cầu nhà hàng đem máy quẹt thẻ đến và thực hiện việc quẹt trước mặt bạn.
Đọc biên lai cẩn thận khi trả bằng thẻ. Những phần phải điền thông tin trên biên lai không được phép để trắng.
Tham khảo: Brightside