Tài chính

Người dân ở quốc gia tự hào "cái gì cũng có" thắc mắc vì sao nhiều người chọn đến Việt Nam

Người dân ở quốc gia tự hào "cái gì cũng có" thắc mắc vì sao nhiều người chọn đến Việt Nam- Ảnh 1.

Theo SCMP, mạng xã hội Philippines rộ lên làn sóng tranh luận gay gắt xoay quanh một chủ đề nhức nhối: Vì sao Philippines - một quốc gia với những bãi biển đẹp như mơ, văn hóa sống động và con người thân thiện vẫn chỉ đứng gần cuối bảng xếp hạng về lượng khách du lịch trong khu vực Đông Nam Á?

Mọi chuyện bắt đầu từ bài đăng của một nhà sáng tạo nội dung tên Thea Tan: Philippines có mọi thứ mà các quốc gia khác mơ ước như cảnh quan ngoạn mục, ẩm thực hấp dẫn, văn hóa phong phú và người dân nồng hậu. Thế nhưng vì sao du khách lại chọn Thái Lan, Việt Nam hay Bali mà không phải chúng ta?

Trong quý 1 năm nay, Malaysia là quốc gia hút khách nhất Đông Nam Á với 10,1 triệu lượt, theo Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia, Thái Lan đứng thứ hai (9,5 triệu lượt). Việt Nam xếp thứ ba (hơn 6 triệu lượt), tiếp đến là Singapore (4,3 triệu lượt). Theo số liệu của Cục du lịch Philippines, tính đến tháng 4, quốc gia này mới đón 2,1 triệu lượt khách ghé thăm.

Năm 2024, 5,9 triệu khách quốc tế đến Philippines, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực và tụt hậu so với cả Campuchia (6,7 triệu), chưa đạt mục tiêu 7,7 triệu của chính phủ.

Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Philippines, ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Philippines, thể hiện qua đóng góp đáng kể vào GDP và tạo việc làm. Tỷ lệ việc làm trong ngành du lịch so với tổng số việc làm cả nước đạt 13,8% vào năm 2024.

Dự báo: Du lịch có thể chiếm 22% nền kinh tế Philippines

Người dân ở quốc gia tự hào "cái gì cũng có" thắc mắc vì sao nhiều người chọn đến Việt Nam- Ảnh 2.

Theo Malaya Business Insight, du lịch Philippines không được kiểm soát đã dẫn đến "những biến đổi sinh thái đáng kể" ở các điểm đến, với các rạn san hô, hệ sinh thái biển và cảnh quan nguyên sơ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các hoạt động du lịch và phát triển không bền vững. Việc khai thác du lịch quá mức đã dẫn đến việc sử dụng quá mức các tài nguyên thiết yếu như nước, năng lượng và đất đai, gây ra tình trạng thiếu hụt, mất điện và phá rừng.

Tuy số lượng du khách đến Philippines nhìn chung đang thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, nhưng một số điểm đến nổi tiếng như Palawan, Bohol và Boracay lại thường xuyên phải đối mặt với tình trạng "quá tải du khách". Hiện tượng này làm quá tải cơ sở hạ tầng địa phương, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên vượt quá khả năng chịu tải và làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

Hậu quả là sự quyến rũ và trải nghiệm đích thực của những điểm tham quan này bị ảnh hưởng và lợi ích kinh tế của du lịch ngày càng bị lu mờ bởi chi phí môi trường và xã hội.

Tuy nhiên, nếu khắc phục được các điểm yếu và có hướng đi đúng, du lịch Philippines có rất nhiều cơ hội phát triển. Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đưa dự báo một tương lai mạnh mẽ cho ngành du lịch Philippines. Đến năm 2034, WTTC dự kiến đóng góp GDP hàng năm của ngành du lịch sẽ đạt gần 9,5 nghìn tỷ PHP (160,04 tỷ USD), chiếm 22% nền kinh tế Philippines.

Các tin khác

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Tưởng mắc ung thư dạ dày, ai ngờ bị một dạng rối loạn tâm thần

Đau bụng kéo dài, đi khám khắp nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống theo bác sĩ kê đơn nhưng bệnh không khỏi. Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật cắt dạ dày nhưng vẫn không hết đau. Khi đến với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thì hóa ra bị rối loạn dạng cơ thể.

Ngày thứ 2 vận hành chính quyền 2 cấp tại xã đông dân nhất TP.HCM: Bốc số hơn 5.000, hoàn thành thủ tục chỉ 30 phút, người dân bất ngờ

Sáng 2/7, UBND xã Bà Điểm (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục đón lượng lớn người dân đến làm thủ tục hành chính trong ngày thứ hai thực hiện mô hình chính quyền hai cấp. Xã Bà Điểm - địa phương đông dân nhất TP.HCM sau sáp nhập - đã ghi nhận số lượng hồ sơ tăng cao ngay từ ngày đầu.

Công an xã hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Trong những ngày đầu triển khai mô hình mới, Công an xã Đắk Song (Lâm Đồng) đã bố trí cán bộ túc trực, hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính chính, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.