Kỹ năng sống

Nghịch lý tại quốc gia hàng đầu châu Á: Nơi loạt chương trình hẹn hò nở rộ nhưng người trẻ vẫn thờ ơ và từ chối hôn nhân

Cho đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là quốc gia đi đầu châu Á trong việc sản xuất những bộ phim tình cảm và loạt chương trình giải trí ăn khách với đa dạng nội dung. Trong đó, bên cạnh những chương trình gây hài, chương trình sinh tổn cam go hay tìm kiếm tài năng, hẹn hò mai mối cũng là một trong những chủ đề được nhiều khán giả quan tâm theo dõi.

Nghịch lý tại quốc gia hàng đầu châu Á: Nơi loạt chương trình hẹn hò nở rộ nhưng người trẻ vẫn thờ ơ và từ chối hôn nhân - Ảnh 1.

Các show hẹn hò lãng mạn nhận được sự quan tâm lớn từ phía truyền thông


Bùng nổ số lượng show hẹn hò

Theo Reuters, vào năm 2022, đã có ít nhất 20 chương trình hẹn hò được phát sóng trên truyền hình và các nền tảng phát trực tuyến video tại Hàn Quốc, gấp ba lần so với số lượng show hẹn hò vào năm 2021.

Được biết, có rất nhiều chương trình mai mối cho những người trẻ tuổi độc thân. Tuy nhiên, cũng có không ít chương trình cho thấy người Hàn đang dần chấp nhận các mối quan hệ phi truyền thống, những mối quan hệ không xoay quanh hôn nhân và lập gia đình.

Nghịch lý tại quốc gia hàng đầu châu Á: Nơi loạt chương trình hẹn hò nở rộ nhưng người trẻ vẫn thờ ơ và từ chối hôn nhân - Ảnh 2.

Một cảnh quay của chương trình "Sống chung không hôn nhân"


"Sống chung không hôn nhân" được coi là một ví dụ điển hình cho các mối quan hệ phi truyền thống. Tại đây, họ tập trung vào các cặp đôi chọn sống chung cùng nhau nhưng không đi đến kết hôn.

Kim Jin, giám đốc sản xuất của chương trình "Sống chung không hôn nhân", cho biết chương trinh không có ý định ủng hộ việc sống thử khi chưa kết hôn hay ngăn cản hôn nhân, mà chỉ gây ra tranh luận và giúp cho khán giả nhìn rõ "bức tranh" của sự việc.

"Bằng cách giới thiệu lối sống của những cặp đôi này và lý do đằng sau quyết định của họ, chúng tôi muốn hướng sự chú ý của xã hội đến chủ đề này." - bà nói.

Giới trẻ thờ ơ với việc kết hôn

Đối với Cho Sung-ho và Lee Sang-mi, một cặp đôi đã xuất hiện trong chương trình và đã bên nhau được 10 năm, có kết hôn hay không là một vấn đề gây tranh cãi. Đối với Lee (32 tuổi), người làm công việc người mẫu, quyết định chung sống nhưng không kết hôn là một lựa chọn không bị ràng buộc bởi truyền thống. Cô cũng không vội vã sinh con và cho rằng việc vừa là một bà mẹ tốt vừa được sống đúng với những gì bản thân mong muốn là hoàn toàn "bất khả thi".

Nghịch lý tại quốc gia hàng đầu châu Á: Nơi loạt chương trình hẹn hò nở rộ nhưng người trẻ vẫn thờ ơ và từ chối hôn nhân - Ảnh 3.

Nhiều người trẻ lựa chọn mối quan hệ phi truyền thống

"Tôi cảm thấy thoải mái nhất với cuộc sống hiện tại và không hiểu tại sao mình phải kết hôn và có nhiều nghĩa vụ hơn như thăm bố mẹ hai bên vào kỳ nghỉ lễ." - Lee nói.

Ngược lại, nửa kia của cô là Cho Sung-ho (32 tuổi) vẫn mong họ kết hôn và con cái. Tuy nhiên, anh cũng thấu hiểu nỗi lòng của bạn gái vì phụ nữ thường chịu gánh nặng lớn hơn đàn ông trong việc nuôi dạy con cái.

Đối với những người trẻ Hàn Quốc, việc tìm hiểu các mối quan hệ, hẹn hò và lập gia đình đặc biệt có sức nặng. Tuy nhiên, trái lại với truyền thống của người Á Đông, những năm trở lại đây, người trẻ đã không còn nhiệt tình với việc kết hôn hay làm cha mẹ. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do bất bình đẳng giới nghiêm trọng và chi phí nuôi con cao ngất ngưởng tại quốc gia này.

Sự bất mãn của người Hàn Quốc đối với hôn nhân và việc có con được còn được thể hiện ở những con số thống kê khi số cặp vợ chồng mới kết hôn đã giảm tới 23% chỉ trong vòng 5 năm qua còn tỷ lệ sinh chạm mức thấp nhất thế giới.

Nghịch lý tại quốc gia hàng đầu châu Á: Nơi loạt chương trình hẹn hò nở rộ nhưng người trẻ vẫn thờ ơ và từ chối hôn nhân - Ảnh 4.

Tỷ lệ người độc thân không có ý định hẹn hò ngày một tăng tại Hàn Quốc

Hiện thực này cho thấy một vấn đề rằng dù cho các chương trình hẹn hò lãng mạn đang thịnh hành và phủ sóng, một số lượng đáng kể người trẻ tại Hàn Quốc vẫn sẵn sàng tránh xa mối quan hệ lãng mạn.

Theo một cuộc khảo sát với khoảng 1.000 người vào năm ngoái của Hiệp hội Dân số, Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc, khoảng 2/3 số người độc thân trong độ tuổi từ 19 đến 34 không đang trong bất kỳ mối quan hệ nào. Trong đó, có 61% phụ nữ và 48% nam giới cho biết họ không muốn tìm bạn trai hoặc bạn gái trong tương lai.

Lim Myung-ho, giáo sư tâm lý học tại Đại học Dankook, cho biết các cuộc trò chuyện trong và xung quanh các chương trình hẹn hò nổi tiếng có tác động rất tốt đối với xã hội và chính phủ Hàn Quốc.

"Chính phủ và xã hội thực sự cần nỗ lực thúc đẩy thái độ tích cực hơn đối với việc hẹn hò và hôn nhân và những chương trình thực tế này có thể giúp ích cho điều đó".- ông nhận định

Nguồn: Reuters


Cùng chuyên mục

Đọc thêm