Xã hội

Nghị quyết 68 - "cú hích" thể chế cho kinh tế tư nhân

Tóm tắt:
  • Nghị quyết 68 khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế quốc gia.
  • Đến năm 2030, phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp và 20 doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
  • Nghị quyết yêu cầu không hình sự hóa các vấn đề kinh tế dân sự, tạo môi trường pháp lý an toàn cho doanh nghiệp.
  • Chính phủ sẽ nhanh chóng tháo gỡ bất cập để đưa Nghị quyết vào thực tiễn và hỗ trợ doanh nghiệp.
  • Cần tăng cường giám sát và truyền thông để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.

Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân giữ vai trò nòng cốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, vươn lên phát triển thịnh vượng.

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.

Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Qua điều tra PCI hàng năm, các doanh nghiệp quy mô càng lớn thì đón tiếp đoàn thanh tra, kiểm tra càng nhiều và chi phí tuân thủ pháp luật càng lớn. Điều này đi ngược với quy luật thị trường, nghĩa là doanh nghiệp càng lớn thì có đội ngũ nhân lực tốt hơn thì sai phạm tốt hơn và chi phí ít hơn. Đây cũng là nguyên nhân cản trở tăng trưởng quy mô của doanh nghiệp thời gian qua.  

Vì vậy, để đạt được mục số lượng và chất lượng doanh nghiệp Nghị quyết đề ra, nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên được Bộ Chính trị nhắc đến là nhất quán nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, cả hệ thống chính trị trong kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững.

Không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trái với nguyên tắc thị trường. Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.  

Đáng chú ý, Nghị quyết yêu cầu chuyển biến trong tư duy quản lý nhà nước, không hình sự hóa các vấn đề dân sự - kinh tế nếu chưa đến mức cần thiết, tạo môi trường pháp lý an toàn và tin cậy hơn cho doanh nghiệp tư nhân yên tâm đầu tư, phát triển.

Các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự cần được sửa đổi để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại.  

Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.

Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp. Đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng phải sớm có kết luận, tránh ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, doanh nhân. Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án.

Thông điệp này không chỉ cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, mạnh dạn đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, mà còn là giải pháp hỗ trợ thiết thực tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi giúp các doanh nhân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, an tâm phát triển lâu dài, lớn mạnh.

Đặc biệt, Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ đối với từng doanh nghiệp xét theo quy mô. Cụ thể, hình thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp lớn và vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu thông qua mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia.

Nhà nước chủ động có chính sách đặt hàng, đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu hoặc có chính sách ưu đãi khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia cùng Nhà nước vào các lĩnh vực chiến lược, các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh sẽ có chính sách hỗ trợ thực chất, hiệu quả như rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể; thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ tài chính, kế toán; hay  miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập,... để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Để thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân cho phép các doanh nghiệp được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng 200% chi phí thực tế của hoạt động này.

Doanh nghiệp được trích tối đa 20% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển. Doanh nghiệp được sử dụng quỹ để tự triển khai hoặc đặt hàng nghiên cứu phát triển bên ngoài theo cơ chế khoán sản phẩm. 

Với từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho từng đối tượng doanh nghiệp, chúng ta sẽ tạo ra được những động lực để khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp ở mọi cấp độ phát triển bền vững - thay vì những biện pháp hành chính bắt buộc.

Về việc triển khai thực hiện, Chính phủ đang khẩn trương trình Quốc hội một Nghị quyết để nhanh chóng tháo gỡ những bất cập đã được chỉ ra trong Nghị quyết 68.

Ngoài ra, một số nội dung trong Nghị quyết 68 cũng đã được đưa vào các dự luật được xem xét sửa đổi trong Kỳ họp Quốc hội lần này như Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng,…

Như vậy, với nỗ lực từ phía Chính phủ, khoảng cách từ Nghị quyết mới của Bộ Chính trị đến quy định pháp luật và đi vào thực tế là rất gần.

Đây là tin vui cho cộng đồng doanh nghiệp trong một giai đoạn nhiều thay đổi, nhiều biến động phức tạp trên thế giới. Tôi thấy được sự hào hứng, hứng khởi của người dân, doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn đối với Nghị quyết mới này. Tuy vậy, trong thời gian qua, chúng ta có nhiều chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhưng phải nói rằng hiệu quả thực hiện là chưa cao. Qua nhiều khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp biết đến và hưởng thụ rất ít.

Vì vậy, để tinh thần Nghị quyết đến được cộng đồng doanh nghiệp một cách đẩy đủ và trọn vẹn nhất thì ngoài truyền thông chính sách rộng rãi hơn thì cần tăng cường sự giám sát, theo dõi của cộng đồng doanh nghiệp, của các chuyên gia, các tổ chức độc lập với việc thực hiện. Thậm chí, có thể có những buổi sơ kết, những đánh giá định kỳ để rút kinh nghiệm.

Mọi cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đều có thể tham gia vào quá trình giám sát và làm sao Nghị quyết có thể tạo ra một động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế tư nhân của nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Ông Đậu Anh Tuấn

Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Giải ngân vốn đầu tư công bằng 0, vì sao lãnh đạo đơn vị vẫn "ung dung"?

Đến hết tháng 4 còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân của cả nước cũng "hụt hơi" so với cùng kỳ. Thậm chí, hơn 27.800 tỷ đồng vốn nằm trên giấy, chưa được phân bổ. Có ý kiến cho rằng, thời gian tới cần cá thể hóa trách nhiệm; để trì trệ, làm chậm tiến độ cần xử lý công khai.

‘Đại gia’ bảo hiểm PJICO nợ như chúa chổm

Quý I năm nay, PJICO có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 890 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả tới hơn 6.620 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với vốn chủ sở hữu.

Hoàng Phát – Đơn vị dẫn đầu trong thị trường máng cáp điện chất lượng cao

Trong bối cảnh ngành xây dựng không ngừng phát triển, hệ thống điện luôn giữ vai trò quan trọng trong mỗi công trình. Việc bảo vệ, tổ chức và quản lý dây cáp điện sao cho khoa học, an toàn và hiệu quả là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự ổn định cho toàn bộ hệ thống. Giữa vô vàn lựa chọn trên thị trường, máng cáp điện Hoàng Phát đã vươn lên trở thành một trong những sản phẩm được tin dùng hàng đầu trong các công trình hiện đại, đặc biệt là tại khu vực miền Nam.