Xã hội

Ngày 17/5, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế tư nhân

Tại Tờ trình đi kèm Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ cho biết đã chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, nghiên cứu các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW để phân lại các nhiệm vụ, giải pháp và thể chế theo ba nhóm.

Thứ nhất, các nhiệm vụ, giải pháp đã được quy định tại Nghị quyết 68 tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn, gồm: Cải thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh: Hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công: Hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực và Hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Thứ hai, các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết 68 có nội hàm tương đối rõ, cần được thể chế hoá, sửa đổi, bổ sung ngay và thuộc phạm vi điều chỉnh của một số Luật đã có trong Chương trình xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Các nhóm nội dung này, Thủ tướng Chính phủ đã giao các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật đang trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV khẩn trương rà soát, nghiên cứu để thể chế hoá các cơ chế chính sách của Nghị quyết 68 ngay tại các dự thảo Luật này để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Thứ ba, các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết 68 mang tính định hướng, chưa quá cấp bách và cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trình Quốc hội xem xét thông qua ở những kỳ họp tiếp theo. Nội dung này, Chính phủ đã giao các cơ quan khẩn trương rà soát, nghiên cứu để thể chế hoá các cơ chế, chính sách của Nghị quyết số 68.

Cải thiện môi trường kinh doanh

Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế tư nhân tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân là việc quy định chi tiếtmột số nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh doanh, giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo đó, để bảo đảm thể chế hoá kịp thời những nhiệm vụ, giải pháp nêu ra tại Nghị quyết 68, Dự thảo Nghị quyết đã quy định số lần thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá một lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử.

Trường hợp đối với cùng một nội dung thì cơ quan quản lý nhà nước không được thanh tra, kiểm tra trong cùng một năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Kế hoạch, kết luận thanh tra và kiểm tra phải được công khai theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Miễn kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định của pháp luật; Thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát....

Xử lý nghiêm các hành vi làm hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh; Nghiêm cấm các cơ quan truyền thông, báo chí, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân. 

Đặc biệt, Dự thảo Nghị quyết cũng nêu nguyên tắc xử lý các vi phạm là: Phân định rõ trách nhiệm của pháp nhân với trách nhiệm của cá nhân; giữa trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự,...

Đối với các vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; cácdoanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.

Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế, chủ động, kịp thời và toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo....

Không được áp dụng hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; Đối với các vụ việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi phạm pháp luật phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện công bố công khai kết luận này.

Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; Bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong toả tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vụ, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức,...

Phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với các tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý trong doanh nghiệp trong xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc.

Dự thảo Nghị quyết cũng thể chế hoá nhiệm vụ tại Nghị quyết 68 về giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn. Dự thảo Nghị quyết quy định mở rộng trường hợp, căn cứ để Toà án xem xét, quyết định việc giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, việc giải quyết theo thủ tục rút gọn bảo đảm rút ngắn tối thiểu 30% về thời gian, đơn giản hoá trình tự, thủ tục giải quyết so với thủ tục thông thường.

Các tin khác

5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh "khổ đủ đường", rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. ThS.BS. Phạm Như Hòa - Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ cho chúng ta những hiểu biết để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Khó ép xe cũ đáp ứng chuẩn khí thải cao

Dự thảo quy định lộ trình kiểm định khí thải ô tô, xe máy tại Hà Nội, TP.HCM được đề xuất thực hiện sớm hơn, nghiêm ngặt hơn nhưng các chuyên gia đã chỉ ra những bất cập khiến mục tiêu giảm ô nhiễm không khí khó khả thi.

5 đồ uống giúp xương chắc khỏe

Canxi, vitamin D và collagen là những dưỡng chất cần thiết cho xương chắc khỏe, thường có trong sữa bò, sữa đậu nành, nước cam, nước hầm xương.

Bữa ăn nên kéo dài bao lâu?

Để đảm bảo tiêu hóa tốt và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, một bữa ăn nên kéo dài bao lâu?